Điều chỉnh chính sách dân số

Giải bài toán mức sinh thấp và già hóa dân số

Theo các chuyên gia, mức sinh giảm và già hóa dân số nhanh đang đe dọa nguồn nhân lực và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con do áp lực kinh tế và thay đổi lối sống khiến tỷ lệ sinh xuống thấp, đặc biệt ở đô thị. Trước tình hình này, Việt Nam đang có những điều chỉnh về mặt chính sách dân số, khuyến khích sinh con, cải thiện phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhiều thách thức cho thị trường lao động

Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, chiếm 1,24% dân số thế giới, đứng thứ 15 trên toàn cầu. Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, nhưng đồng thời cũng đối diện với một thực tế đáng lo ngại: Tốc độ già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh, đặt ra thách thức lớn đối với thị trường lao động trong những thập kỷ tới.

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 64 chiếm trên 60% tổng dân số, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn dân số vàng của Việt Nam chỉ kéo dài thêm khoảng một thập kỷ nữa trước khi bước vào giai đoạn già hóa dân số. Đây là bài toán cần được giải quyết ngay từ bây giờ để tránh nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng trong tương lai.

TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số - Bộ Y tế nhận định, Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Hiện nay, khoảng 12% dân số là người cao tuổi (trên 60 tuổi); con số này dự kiến sẽ vượt 20% vào năm 2035.

Theo đó, Việt Nam chỉ mất chưa đầy 25 năm để chuyển từ dân số trẻ sang dân số già, nhanh hơn nhiều so với các nước châu Âu như Pháp (mất 100 năm) hay Thụy Điển (80 năm). Điều này tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống an sinh xã hội, quỹ hưu trí và nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh già hóa dân số, mức sinh ở Việt Nam cũng đang giảm mạnh, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Việt Nam đang có những điều chỉnh về mặt chính sách dân số, khuyến khích sinh con, cải thiện phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Việt Nam đang có những điều chỉnh về mặt chính sách dân số, khuyến khích sinh con, cải thiện phúc lợi xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo Tổng cục Thống kê, tổng tỷ suất sinh hiện chỉ còn 1,91 con/phụ nữ, thấp hơn mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ suất sinh đã giảm xuống mức đáng báo động, chỉ còn 1,39 con/phụ nữ, tương đương với các quốc gia có mức sinh thấp nhất thế giới như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nguyên nhân chính dẫn đến mức sinh giảm thấp trong những năm gần đây là do sự cải thiện điều kiện sống, nâng cao trình độ học vấn và thay đổi tư duy của người trẻ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng có xu hướng ưu tiên phát triển sự nghiệp, tìm kiếm việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn và tận hưởng cuộc sống. Điều này dẫn đến việc kết hôn muộn, sinh con muộn hoặc sinh ít con.

Ngoài ra, sức ép kinh tế cũng là một rào cản lớn. Chi phí sinh hoạt, nhà ở, nuôi dưỡng và giáo dục con cái ngày càng tăng khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ chọn cách sinh ít con hoặc không sinh con. Xu hướng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu hụt lao động, suy giảm quy mô dân số, đẩy nhanh tốc độ già hóa và gia tăng dòng di cư, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Chuyển đổi chính sách dân số để thích ứng với thực tiễn

Trước thực trạng già hóa nhanh và mức sinh giảm mạnh, Việt Nam đang có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách dân số. Đặc biệt mới đây, Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật (không hồi tố những trường hợp đã bị xử lý kỷ luật).

Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và ý kiến của các cơ quan liên quan (có văn bản tổng hợp và góp ý chi tiết kèm theo) để hoàn thiện Kết luận của Bộ Chính trị trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, ban hành. Giao Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Dân số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong năm 2025.

Hiện nay, Cục Dân số - Bộ Y tế đang tiến hành rà soát các chính sách dân số và xây dựng báo cáo về thực trạng và xu hướng mức sinh tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các chính sách trong dự án Luật Dân số. Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số cho biết, các nhóm chính sách cơ bản đang được xây dựng trong dự án Luật Dân số như: Duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao sức khỏe dân số và lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, bao gồm quyết định thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Bên cạnh việc duy trì mức sinh hợp lý, theo các chuyên gia, Việt Nam cần có chiến lược để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, thúc đẩy học tập suốt đời và cập nhật kỹ năng công nghệ là những yếu tố then chốt giúp người lao động thích ứng với thị trường lao động trong tương lai.

Ngoài ra, chính sách lao động linh hoạt cũng cần được triển khai, như tăng thời gian nghỉ thai sản, hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và hỗ trợ nhà ở cho gia đình trẻ. Để thích ứng với dân số già, không ít ý kiến cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi mô hình “kinh tế tóc bạc” từ Nhật Bản và Hàn Quốc, tận dụng lực lượng lao động cao tuổi và phát triển các dịch vụ chăm sóc người già.

Đời sống

Cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ tâm lý giúp người lao động sau tinh giản biên chế
Xã hội

Cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ tâm lý giúp người lao động sau tinh giản biên chế

Dù thay đổi là tất yếu cho sự phát triển, nhưng tác động tức thời đối với sức khỏe tâm lý của người lao động là không tránh khỏi. Nếu nhà quản lý không đưa ra giải pháp kịp thời, sẽ dẫn đến vấn đề lớn hơn trong tổ chức như giảm hiệu suất, giảm gắn bó, người lao động rơi vào trạng thái dè chừng và phòng vệ. 

Năm 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ gia đình có công với cách mạng.
Đời sống

Yên Bái đặt quyết tâm cao cho mục tiêu xóa nhà tạm

Năm 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ gia đình có công với cách mạng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội, song, Yên Bái luôn quyết tâm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, Luật Việc làm (sửa đổi) đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp...

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá
Đời sống

Tiên phong dẫn dắt, phát triển đột phá

Không chỉ thành công trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, tận tâm, trách nhiệm với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ... Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội còn lãnh đạo, chỉ đạo toàn Chi nhánh phát triển và có bước đột phá về quy mô dư nợ, nguồn vốn cũng như hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, xứng đáng là người tiên phong dẫn dắt với 5 năm liền là đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên
Xã hội

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028. Mục tiêu của thỏa thuận này là nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho thanh niên, sinh viên và đồng hành với các bạn trẻ trong việc thực hiện các công trình, phần việc bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Ảnh minh họa
Xã hội

Tăng giám sát để nguồn lực giảm nghèo đi đúng hướng

Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), Kiểm toán Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát; ứng dụng khoa học công nghệ để bảo đảm nguồn lực của Chương trình theo đúng nội dung, mục tiêu đề ra.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm giải phóng"
Xã hội

Triển lãm ảnh "Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất"

Sáng 25.3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã long trọng tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Lâm Đồng - 50 năm niềm vui thống nhất”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng, hướng tới cùng cả nước kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"
Đời sống

Bất chấp nguy hiểm, phố cà phê đường tàu vẫn đông khách "check in"

Bất chấp rào chắn, nguy hiểm rình rập đến tính mạng, nhiều du khách vẫn tìm đến Train Street Coffee Street Ha Noi (phố cà phê đường tàu) tọa lạc trên địa bàn các phường Cửa Nam, Hàng Bông, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) và một phần trên phường Điện Biên (quận Ba Đình) để check in,  vì cho rằng nơi đây cho họ trải nghiệm "có một không hai"...

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách
Đời sống

Vươn lên cùng "đôi cánh" tín dụng chính sách

Không chỉ thiết kế các chính sách cho vay ưu đãi giải quyết việc làm, trang trải học phí, mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn phần nào yên tâm cho con em mình thỏa ước mơ đến trường học tập, xây dựng tương lai...

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Đời sống

Động lực cải cách từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025, được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ cho cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đời sống

Hà Nội: Hàng nghìn người dân tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tổ đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bắc Từ Liêm vừa phối hợp cùng cơ sở tòa nhà chung cư 1A, 2A Vinaconex, phường Phú Diễn và tòa nhà chung cư An Bình City, phường Cổ Nhuế 1 tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quý I năm 2025 trực tiếp tại các cơ sở với sự tham gia của 1.000 người dân.