Giá thuê mặt bằng ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh

Các trung tâm thương mại và những con phố thuộc khu vực “đất vàng” ở các quận nội thành TP. Hồ Chí Minh đã hồi sinh trở lại nhờ sự gia tăng các cửa hàng bán lẻ. Giá thuê mặt bằng bán lẻ lập đỉnh đang thúc đẩy niềm tin cho những nhà đầu tư dự án bất động sản bán lẻ mới tăng tốc.

Giá mặt bằng bán lẻ tăng mạnh

Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7.2022 ước đạt khoảng 100.320 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 139,8% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 656.119 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,8%). Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại các hệ thống phân phối và các cơ sở sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình bình bán hàng khuyến mãi.

Sở Công thương cho biết, các nhà bán lẻ có thương hiệu lớn đã quay lại Việt Nam do sức mua của người dân tăng mạnh sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, thu nhập ổn định hơn so với 2 năm qua. Do vậy giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng mạnh trong quý 2 năm nay.

Nghiên cứu của CBRE cho thấy, giá chào thuê trung bình tầng trệt của các trung tâm mua sắm ở khu vực trung tâm TP đạt mức đỉnh mới khoảng 4,8 triệu đồng/m2/tháng, tăng khoảng 50% so với cùng 2021, gấp 7,5 lần so với giá thuê ở khu vực ngoài trung tâm (khoảng 630.000 đồng/m2/tháng). Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ ở khu vực trung tâm được cải thiện ở mức gần 96%, trong khi khu vực ngoài khu trung tâm còn trống hơn 12%.

Theo báo cáo thị trường mặt bằng bán lẻ của Cushman & Wakefield, trong quý II, mặt bằng tầng trệt khối đế bán lẻ đường Nguyễn Huệ có giá chào thuê 350 USD (8,25 triệu đồng) mỗi m2 một tháng, cao nhất từ trước tới nay. Ngoại trừ mức giá vừa lập đỉnh, giá chào thuê trung bình tại tầng trệt của 4 khối đế bán lẻ thuộc lõi trung tâm quận 1 dao động từ 200 - 300 USD mỗi m2 một tháng.

Cũng ghi nhận mức giá chào thuê khủng mới xuất hiện trên thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh trong quý II, CBRE cũng xác nhận, giá chào thuê tầng trệt các khu mua sắm thuộc khu trung tâm Sài Gòn đã đạt mức đỉnh mới dao động từ  5,8 - 10 triệu đồng/m2/tháng. Một số nhà bán lẻ phải tìm giải pháp thuê nhà phố nguyên căn.

Khảo sát của phóng viên cho thấy, với mặt bằng nhà phố nguyên căn quanh khu vực trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hai Bà Trưng (quận 1), ghi nhận mức giá chào thuê trên dưới 16.000 USD một tháng mỗi căn từ cuối quý II đến nay. Mức giá rao này đã tăng 25% so với những tháng đầu năm nay.

Tổng mức bán lẻ TP.Hồ Chí Minh tăng- giá thuê mặt bằng tăng mạnh -0
Đường Nguyễn Trãi - quận 1 có giá cho thuê mặt bán lẻ tăng cao

“Tuy do đặc thù nhà phố mặt tiền có lưu lượng khách check in đến xem hoặc mua sắm ít hơn các trung tâm thương mại nhưng với lợi thế dễ trưng biển quảng cáo, các phương tiện ô tô dễ tấp vào cửa hàng nên tỷ lệ lấp đầy khách thuê của nhà phố cũng như giá thuê bắt đầu đặt kỳ vọng của chủ nhà”, một môi giới lâu năm ở quận 1 cho biết.

Nhiều thương hiệu “chào sân”

Các tín đồ mua sắm ở TP. Hồ Chí Minh vừa chào đón 5 chuỗi bán lẻ ở lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). Trong đó bao gồm: AVAFashion (chuỗi cửa hàng thời trang), AVASport (chuỗi cửa hàng chuyên đồ thể thao chính hãng), AVAKids (chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé), AVAJi (hệ thống bán lẻ đồng hồ, trang sức, mắt kính) và AVACycle là chuỗi cửa hàng xe đạp dưới hình thức "shop in shop" tại hệ thống Điện máy Xanh.

Thị trường bán lẻ ngành hàng mỹ phẩm cũng mới chứng kiến chuỗi siêu thị mỹ phẩm “AB Beauty World” tiếp tục khai trương chi nhánh mới tại quận Bình Thạnh sau thời gian đóng cửa một số địa điểm vì khó khăn của dịch bệnh. Chuỗi siêu thị mỹ phẩm “AB Beauty World” có sự đồng hành của hơn 500 thương hiệu hàng đầu quốc tế và trong nước, dự kiến có khoảng 20.000 sản phẩm chính hãng bán ra thị trường.

Người tiêu dùng không chỉ chứng kiến tham vọng chinh phục thị trường hậu dịch Covid-19 của “Thế Giới Di Động” hay “AB Beauty World”. Khảo sát thực tế của phóng viên cho thấy, nhiều thương hiệu đã mở cửa hàng mới trong quý 2.2022 tại Crescent Mall (quận 7). Nổi bật là Hermès Beauty và Som Tum Thai, Skechers, Guerlain Ultimate Boutique. Những cái tên đáng chú ý khác là Digibox là đại lý ủy quyền đầu tiên của Apple tại Việt Nam đã có mặt tại Estella Place (quận 2) và thương hiệu quốc tế Baccarat  đã khai trương tại khách sạn Sheraton Sài Gòn (quận 1).

Trung tâm thương mại TP.HCM đông đúc khách mua sắm
 Trung tâm thương mại TP.HCM đông đúc khách mua sắm

Ghi nhận tại các trung tâm thương mại lớn như Takashimaya (quận 1), SCVivo City (quận 7), Emart (quận Gò Vấp), Thảo Điền Pearl (thành phố Thủ Đức) tỷ lệ mở cửa của các nhãn hàng cũng tăng lên. Nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng bắt đầu trưng bày và quảng cáo nhiều hơn tại khu vực sảnh và hành lang ra vào, tạo ra một không khí nhộn nhịp như thời điểm trước khi xuất hiện dịch Covid-19.

Theo một báo cáo vừa được Savills Việt Nam công bố mới đây, với tín hiệu kinh tế tích cực, các khách thuê lớn dự kiến sẽ mở rộng tại TP. Hồ Chí Minh trong năm nay như: Bath & Body Works, Prima Donna, Sports Direct, Columbia và 6ixty8ight...

Thị trường bán lẻ sôi động hơn, tỷ lệ cửa hàng bán lẻ lấp đầy người thuê nhanh hơn, đã khích lệ các nhà đầu tư xây dựng mặt bằng bán lẻ tiếp tục kiên trì bám trụ thị trường, thúc đẩy tiến độ phát triển dự án thay vì tâm lý lo ngại dự án treo như thời gian trước đây.

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguồn cung tương lai mặt bằng bán lẻ tới 2025 dự kiến sẽ đạt gần 400.000 m2 từ 24 dự án. Đáng chú ý nhất là các nhà đầu tư trung tâm thương mại lớn như Aeon và Emart đang có kế hoạch mở rộng thêm tại các vùng lân cận. Theo đó, Thaco sẽ phát triển 2 dự án Emart ở Gò Vấp và TP.Thủ Đức, trong khi Aeon dự định mở thêm trung tâm thương mại tại Hóc Môn. “Người tiêu dùng ở khu vực xa trung tâm sẽ có cơ hội tiếp cận mua sắm từ các thương hiệu lớn tiện lợi hơn thay vì phải di chuyển vào trung tâm như hiện nay. Và các thương hiệu cũng có cơ hội được thuê mặt bằng với giá vừa phải hơn, đẩy nhanh tốc độ phủ sóng bán lẻ, thúc đẩy kinh doanh sau mùa dịch”, đại diện của Thaco, chủ đầu tư chuỗi Emart ở Gò Vấp cho biết.

Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" - sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà
Thị trường

Vietbank triển khai gói vay siêu ưu đãi 0% lãi suất và ưu đãi vay mua nhà

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường như tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế ở nhiều quốc gia,… thị trường tín dụng Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay trong quý I.2025.

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.