Giá thành sản xuất cao "làm khó" ngành tôm

Hạ tầng vùng nuôi tôm nhiều nơi chưa bảo đảm, nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu, nguy cơ dịch bệnh lớn, giá thành sản xuất cao... Đây là những khó khăn ngành tôm phải vượt qua để đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm nay.

Vẫn nhiều khó khăn

Cục Thủy sản cho biết, năm 2025, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 - 270.000 con (trong đó tôm thẻ chân trắng 200.000 - 210.000, tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140 - 150 tỷ con (trong đó, tôm thẻ chân trắng 100 - 110 tỷ con và tôm sú 30 - 40 tỷ con). Ngành cũng đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha (tôm sú 630.000ha, tôm thẻ 120.000ha), sản lượng tôm các loại 1,3 - 1,4 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu từ 4 - 4,3 tỷ USD, cao hơn kết quả đạt được của năm 2024 là 3,95 tỷ USD.

Theo Cục Thủy sản, phải vượt qua rất nhiều khó khăn để đạt mục tiêu này. Đó là hạ tầng vùng nuôi tôm nhiều nơi chưa bảo đảm, nguồn tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhập khẩu, giá thành sản xuất vẫn cao - chủ yếu do chi phí thức ăn nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 55 - 57,2% trong giá thành nuôi. Đặc biệt, nghề nuôi tôm vẫn tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Hiện nay có 5 tỉnh đã quyết định thành lập các khu ứng dụng công nghệ cao và phức hợp sản xuất tôm hiện đại. Cụ thể: (1) Bạc Liêu với quy mô 418,91ha; (2) Bà Rịa - Vũng Tàu, rộng 303,5ha; (3) Bình Định, nơi có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 406ha và tổng vốn đầu tư lên đến 2.002 tỷ đồng; (4) Quảng Ninh với quy mô 169,5ha; và (5) Kiên Giang, nơi UBND tỉnh đã công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho Công ty CP Trung Sơn.

Bạc Liêu là tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao (chiếm hơn 50% của vùng và khoảng 22% cả nước). Năm 2024, tỉnh sản xuất được 38 tỷ post tôm sú giống và tôm canh trắng và 900 triệu con tôm càng xanh giống, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD, trong đó sản phẩm tôm là 1,13 tỷ USD. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Ngô Vũ Thăng cho hay, giá tôm nguyên liệu trong giai đoạn này đang biến động theo chiều hướng giảm sâu, trong khi giá vật tư đầu vào vẫn ở mức cao, gây khó khăn rất lớn cho người nuôi tôm.

Về thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng đến sức mua và tiêu thụ sản phẩm tôm. Dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan vẫn rất lớn. Ngoài ra, các quy định nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, EU về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng càng khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần.

Xây dựng nguồn giống chất lượng cao

Tại hội nghị "Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025" mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và tạo sự bứt phá để ngành tôm phát triển bền vững, các địa phương, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần chú ý xây dựng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi, giảm dịch bệnh.

Năm 2024, tôm Việt Nam đã xuất khẩu đến 107 thị trường, tăng thêm 5 thị trường so với năm 2023. Top 5 thị trường chính gồm: Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Nhóm thị trường này chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Bước sang năm 2025, tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1.2025, với giá trị xuất khẩu đạt 273 triệu USD, chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Cùng với đó, cần có cơ chế chính sách để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật nuôi; đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistic; tổ chức lại khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại... "Giải quyết các vấn đề này một cách đồng bộ, chặt chẽ mới tạo ra cạnh tranh tốt hơn ở thị trường tôm thế giới, đưa ngành tôm bứt phá, đạt được mục tiêu 10 tỷ USD trong thời gian tới", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Dưới góc độ địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề xuất, cần có biện pháp quản lý, bình ổn giá cả vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm, tránh tình trạng tăng giá liên tục như hiện nay. Cùng với đó, có giải pháp ổn định giá tôm nguyên liệu, tránh để tình trạng tôm giảm giá sâu ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; hỗ trợ vốn để hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Cần triển khai đồng bộ các giải pháp để ngành tôm phát triển bền vững. Nguồn: ITN

Cần triển khai đồng bộ các giải pháp để ngành tôm phát triển bền vững. Nguồn: ITN

Tương tự, Chi Cục Thủy sản Sóc Trăng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan liên quan quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc nguồn vốn vay ngân hàng để hỗ trợ nghề nuôi tôm nước lợ. Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nuôi tôm thông qua liên kết chuỗi; xem xét đưa thức ăn tôm vào mặt hàng kiểm soát giá…

Trước những thách thức hiện hữu, để đạt được kế hoạch năm 2025, tận dụng các cơ hội đưa ngành tôm phát triển bền vững, Cục Thủy sản cho biết, tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng giống tôm; nghiên cứu, phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất tôm giống sạch bệnh, chất lượng cao để cải thiện năng suất. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thời tiết, nhu cầu thị trường để kịp thời tham mưu chỉ đạo sản xuất, nuôi trồng...

Cục Thủy sản đề nghị các địa phương bố trí đủ nguồn lực, tài chính, nhân lực; ưu tiên hạ tầng thủy lợi, điện, giao thông đầu mối cho vùng nuôi tôm trọng điểm của địa phương. Phía Hiệp hội, ngành hàng quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, gắn kết với cơ sở nuôi; đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả; tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.

Cục Thủy sản cũng khuyến cáo doanh nghiệp và người nuôi tôm xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới của ngành tôm trong nước và toàn cầu; nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Thị trường

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.