Mỹ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu

Gia tăng nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các văn kiện chính thức về việc áp thuế 25% đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ tất cả các quốc gia trên thế giới; đồng thời hủy bỏ hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu thép từng được Mỹ áp dụng với các nhà cung cấp lớn đến từ Canada, Mexico, Brazil và nhiều quốc gia khác. Các chuyên gia nhận định, động thái này sẽ khiến cho thị trường tiền tệ toàn cầu rung chuyển, gia tăng nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Chính sách thuế 2.0

Trong sắc lệnh vừa ký, Tổng thống Donald Trump tăng thuế quan đối với nhôm nhập khẩu vào Mỹ lên 25%, với lý do "tăng cường sức mạnh" cho ngành công nghiệp sản xuất nhôm trong nước đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sắc lệnh áp lại mức thuế quan 25% đối với hàng triệu tấn thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ hàng năm theo hạn ngạch miễn thuế quan, các trường hợp miễn trừ và hàng nghìn sản phẩm được miễn trừ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh nâng thuế nhôm, thép ngày 10.2. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh nâng thuế nhôm, thép ngày 10.2. Ảnh: AP

Sắc lệnh này là sự tiếp nối của chương trình thuế mà ông Donald Trump đã triển khai vào năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên, theo Mục 232 thuộc Đạo luật Mở rộng thương mại 1962 nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nhôm và thép trong nước trên cơ sở an ninh quốc gia. Một quan chức Nhà Trắng cho biết, các biện pháp miễn trừ đã xói mòn tính hiệu quả của thuế quan áp lên nhôm và thép.

Thêm vào đó, ông Donald Trump cũng đưa ra một tiêu chuẩn Bắc Mỹ mới, đòi hỏi thép và nhôm nhập khẩu phải được "luyện và đúc" ở khu vực Bắc Mỹ để hạn chế tình trạng thép Trung Quốc sơ chế có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, sắc lệnh còn áp thuế quan đối với các sản phẩm thép hạ nguồn sử dụng thép nhập khẩu.

Mục đích của Tổng thống Donald Trump là bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm ở Mỹ. Quốc gia này vốn đã từng có ngành công nghiệp sản xuất thép và nhôm rất phát triển, nhưng sa sút nghiêm trọng vì năng suất thấp, sản lượng giảm, chi phí sản xuất cao và công nghệ chậm được hiện đại hóa, lại bị cạnh tranh khốc liệt với các đối tác bên ngoài. Do đó, Mỹ dựng hàng rào thuế quan bảo hộ thương mại để giải cứu ngành công nghiệp này, duy trì công ăn việc làm, tự chủ về cung ứng thép và nhôm phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, việc áp thuế quan bảo hộ thương mại là công cụ thần diệu phục vụ mục tiêu đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Cố vấn thương mại Mỹ Peter Navarro cho rằng, các biện pháp thuế quan mới được công bố sẽ giúp ích cho các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ, cũng như củng cố an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ. Ông Navarro nhấn mạnh: “Thuế quan thép và nhôm 2.0 sẽ đặt dấu chấm hết cho tình trạng nước ngoài bán phá giá, thúc đẩy sản xuất trong nước và bảo đảm vị thế ngành công nghiệp nhôm và thép như là những ngành công nghiệp xương sống và trụ cột đối với an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ. Đây không chỉ là vấn đề thương mại, mà còn để giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào các quốc gia khác về các ngành chủ chốt như thép và nhôm”.

Ngoài ra, mục đích của Tổng thống Donald Trump là giảm mức độ nhập siêu của Mỹ về thép và nhôm, cũng như tạo công cụ và cách thức gây gia tăng áp lực với các đối tác của Mỹ để buộc các đối tác này phải nhượng bộ Mỹ trong những vấn đề khác.

Các nhà kinh tế của Capital Economics nhận định: “Giá thép của Mỹ có khả năng sẽ tăng trong thời gian tới nếu các mức thuế quan này được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, giá cao hơn có thể khuyến khích sản xuất trong nước nhiều hơn và giúp giá cả giảm trở lại trong thời gian ngắn”.

Nguy cơ đẩy lạm phát lên cao

Theo Wall Street Journal, cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Phil Gramm cảnh báo rằng, thuế quan bảo hộ làm méo mó sản xuất trong nước... Trong quá trình này, năng suất, tiền lương và tăng trưởng kinh tế giảm trong khi giá cả tăng. Kế hoạch của Tổng thống Donald Trump dựa vào thuế quan mới để ban hành các mục tiêu thương mại và chính sách khác đã thúc đẩy một số nhà kinh tế dự báo lạm phát sẽ tăng cao vào năm 2025.

Khác với nhiệm kỳ trước khi Tổng thống Donald Trump cũng dùng chiến thuật thuế quan để gây sức ép lên các nước, các quan chức chính quyền Trump 2.0 cho rằng những gì diễn ra trong ba tuần qua chỉ mới là một phần nhỏ trong chương trình nghị sự thương mại của ông Trump.

Mặc dù không rõ liệu ông Donald Trump có ban hành tất cả các mức thuế quan đã vạch ra hay không - gần đây ông đã hoãn 30 ngày đối với Mexico và Canada trong kế hoạch ban hành thuế nhập khẩu 25% đối với các quốc gia đó - nhưng Tổng thống cũng đang ra tín hiệu về kế hoạch tiến hành áp dụng thêm thuế quan.

Theo đó, ngoài thuế quan thép và nhôm, Tổng thống Donald Trump có kế hoạch công bố “thuế quan qua lại” đối với bất kỳ quốc gia nào đánh thuế hàng hóa từ Mỹ, dự kiến sẽ được ban hành vào cuối tuần này và có hiệu lực ngay lập tức. Các nhà kinh tế và nhà phân tích cũng dự đoán rằng, dựa trên những bình luận trước đây của Tổng thống Mỹ, thuế quan đối với ô tô có thể sớm được áp dụng. Những mức thuế quan đó có thể nhắm vào một quốc gia hoặc rộng hơn, giống như thuế quan đối với thép.

Mặc dù, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh rằng, các chính sách đưa ra sẽ giúp tăng thêm doanh thu cho đất nước và xóa bỏ thâm hụt thương mại, qua đó tạo ra nhiều tiền và hoạt động kinh doanh hơn tại Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng thuế quan rộng sẽ khiến các hộ gia đình tốn kém hơn và có thể gây nguy hiểm cho các công việc liên quan đến thương mại, điều này sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang có ảnh hưởng của mình ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank ước tính rằng, việc áp dụng thuế quan thép và nhôm mới nhất, cùng với thuế quan qua lại, có thể thúc đẩy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi - một thước đo chính của lạm phát - thêm 0,4 điểm phần trăm. Thêm vào đó, nếu thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada có hiệu lực sau sau 30 ngày trì hoãn, lạm phát có thể lên trên 3,5%.

Các nước tìm cách ứng phó

Theo New York Times, dù các nhà sản xuất thép trong nước của Mỹ hoan nghênh động thái của Tổng thống Donald Trump, tuy nhiên, việc tăng thuế nêu trên được dự báo có thể kích động trả đũa đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào các quốc gia khác; cũng như gây khó đối với các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, vốn đang dùng lượng lớn kim loại để sản xuất ô tô, bao bì thực phẩm và các sản phẩm khác. Mọi hành động đáp trả đều có hại cho tất cả các bên.

Theo đài CNBC, động thái của Tổng thống Donald Trump là cú giáng vào Canada và Mexico - hai nguồn cung thép lớn nhất của Mỹ. Ngoài ra, các quốc gia xuất khẩu nhôm nhiều vào Mỹ gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Brazil, Hàn Quốc và Đức cũng chịu tác động lớn. Trong một tuyên bố, Marty Warren - Giám đốc công đoàn United Steelworkers lên án chính sách thuế quan của Mỹ, nói rằng: “Thuế quan của ông Donald Trump là một cuộc tấn công trực tiếp vào người lao động và cộng đồng”; đồng thời kêu gọi chính phủ liên bang có các hành động đáp trả và ban hành một số biện pháp hỗ trợ người lao động.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đang chờ thông báo chính thức về bất kỳ mức thuế quan mới của Mỹ, nhưng nói thêm rằng, họ “không thấy có lý do chính đáng” nào để áp dụng bất kỳ mức thuế nào như vậy đối với hàng xuất khẩu của khu vực này. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cảnh báo, EU sẽ trả đũa nếu Mỹ thực thi kế hoạch áp thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép. Về phần mình, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết, Anh luôn chuẩn bị cho mọi khả năng tác động của chính sách thuế mới của Mỹ.

Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu
Quốc tế

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”
Quốc tế

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”

Bangladesh vừa chứng kiến ​​sự ra mắt của một đảng chính trị mới - đảng Jatiya Nagorik, hay đảng Công dân Quốc gia (NCP), được thành lập từ phong trào sinh viên. Với uy tín chính trị đang lên và lời tuyên bố về một “nền cộng hòa thứ hai”, liệu tân chính đảng có thể giữ vững lời hứa của mình để định hình tương lai chính trị của Bangladesh.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.