Gia tăng nguy cơ bị rắn độc cắn sau mùa mưa bão, bác sĩ cảnh báo

Sau bão lũ là thời điểm gia tăng nguy cơ bị các loài rắn độc tấn công. Theo đó, trong 10 ngày, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đã tiếp nhận 13 trường hợp bị rắn cắn. Cụ thể, 3 trường hợp bị rắn lục cắn, 10 trường hợp là do các loại rắn khác.

Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, với 3 trường hợp bị rắn lục núi cắn, người bệnh nhập viện có các triệu chứng sưng nề, rối loạn đông máu hết sức nguy hiểm.

Điển hình, trường hợp bệnh nhân nữ (56 tuổi) bị rắn lục núi cắn vào cổ chân sau khi dẫm phải rắn trong nhà. Vị trí bị cắn sưng nề lan tỏa nhanh trong vài giờ, các xét nghiệm máu cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu tiến triển. Người bệnh lập tức được lau rửa vết thương, xử trí theo phác đồ rắn lục cắn và đang được tiếp tục điều trị, theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương – nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn. Điều này chứng minh, vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi.

ran_luc_can_0.jpg
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đô, nguyên nhân xuất phát từ mùa mưa bão khiến lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn. Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.

Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng – nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.

Để giảm nguy cơ bị các loại rắn độc cắn sau mùa mưa bão, mọi người cần chú ý dọn dẹp khu vực xung quanh nhà, giữ cho khu vực xung quanh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. Dọn dẹp các đống rác, cỏ dại và các vật liệu xây dựng có thể là nơi trú ẩn lý tưởng cho rắn.

Khi di chuyển qua các khu vực có khả năng xuất hiện rắn như khu vườn, cánh đồng, hoặc khu vực chưa được kiểm tra, hãy cẩn thận và sử dụng đèn pin vào ban đêm để phát hiện sớm sự hiện diện của rắn.

Đồng thời, khi làm việc ngoài trời hoặc ở những khu vực có nguy cơ cao, hãy mặc quần áo bảo hộ như ủng cao su và quần dài để giảm khả năng bị cắn.

Ngoài ra, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn khuyến cáo cách sơ cứu khi bị rắn cắn như sau:

- Cởi bỏ tư trang cá nhân ở chân, tay bị cắn vì nguy cơ chèn ép vào vị trí tổn thương .

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng.

- Trấn an người bệnh, để người bệnh nằm yên tĩnh. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

- Dùng các loại băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch phía dưới vị trí băng ép đập). Băng ép từ đầu ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn. (không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm).

- Rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng hoặc rửa với thuốc sát trùng.

- Nếu có bất kỳ dấu hiệu khó thở phải xử trí hà hơi, thổi ngạt. Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

- Vận chuyển người bệnh nhanh chóng, an toàn đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

Sức khỏe

Chương trình Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 3 diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Sức khỏe

Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần vì cộng đồng

Sáng 21.9, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 3. Thứ trưởng Bộ Y tế, Thầy thuốc ưu tú, GS.TS Trần Văn Thuấn tham dự chương trình và kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Đà Nẵng: Khám, tầm soát bệnh lý tim mạch, chuyển hóa và bệnh thận mạn miễn phí cho hơn 1.000 người dân
Sức khỏe

Đà Nẵng: Khám, tầm soát bệnh lý tim mạch, chuyển hóa và bệnh thận mạn miễn phí cho hơn 1.000 người dân

Sáng 21.9, tại Bệnh viện Đà Nẵng, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và AstraZeneca Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành triển khai Chương trình “Careme - Yêu lấy mình, tầm soát bệnh tim mạch - thận - chuyển hóa” với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Tràn lan mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, Bộ Y tế yêu cầu thanh tra và xử lý nghiêm
Sức khỏe

Tràn lan mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc, Bộ Y tế yêu cầu thanh tra và xử lý nghiêm

trên mạng internet, các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo, Youtube ...) đang có tình trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn số 3141/QLD-MP về việc yêu cầu thanh tra và xử lý nghiêm. 

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ: Giới thiệu nhiều kỹ thuật mới tại Hội nghị khoa học kỹ thuật mở rộng năm 2024
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ: Giới thiệu nhiều kỹ thuật mới tại Hội nghị khoa học kỹ thuật mở rộng năm 2024

Ngày 20.9, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật mở rộng năm 2024 và kỷ niệm 10 năm Khánh thành trụ sở mới. Hội nghị học kỹ thuật mở rộng năm 2024 tại bệnh viện có 23 báo cáo xoay quanh các lĩnh vực về nghiên cứu, vận dụng, triển khai các kỹ thuật mới tiên tiến liên quan đến chuyên ngành ngoại khoa, nội khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ TP. Hồ Chí Minh và các trường Đại học, các bệnh viện trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.