Gia tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15.7.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.

Tạo thuận lợi thương mại, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế

Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan nhằm góp phần hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ý thức tự nguyện tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần tạo thuận lợi thương mại, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.

Theo đó, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan; hạn chế rủi ro; chủ động có biện pháp phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan. Tăng cường mối quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, làm cơ sở tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời, giúp cơ quan hải quan sử dụng hiệu quả nguồn lực và bảo đảm hiệu lực công tác quản lý.

Doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích khi chủ động tuân thủ pháp luật hải quan. Ảnh: HQ
Doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích khi chủ động tuân thủ pháp luật hải quan. Ảnh: HQ

Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu, trên 80% doanh nghiệp tham gia Chương trình tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ Mức 2, Mức 3 (theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15.11.2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29.1.2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC).

Sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ Mức 2, Mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo đó, yêu cầu đặt ra là Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan được triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành hải quan từ cấp Tổng cục đến cấp Cục Hải quan và cấp Chi cục Hải quan. Cơ bản các hoạt động triển khai được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành hải quan.

Cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp

Để thực hiện hiệu quả Chương trình, cơ quan Hải quan thực hiện các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mục đích giúp doanh nghiệp chủ động phòng, tránh các vi phạm, tự nguyện nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình.

Về phạm vi thực hiện, cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành viên các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan hải quan không thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin đối với vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo đang điều tra, khởi tố, thanh tra theo quy định của pháp luật. Chương trình tổ chức tổng kết 1 năm/lần để đo lường, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu và phương hướng triển khai những năm tiếp theo.

Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan Hải quan triển khai theo thời điểm, giai đoạn cụ thể phù hợp với nguồn lực và yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan theo các hình thức ký kết Biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp tham gia Chương trình để thống nhất các nội dung hợp tác, hỗ trợ, những nội dung doanh nghiệp cần chủ động triển khai, phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan, từ đó nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật.

Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác, chương trình phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, tổ chức liên quan, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để trao đổi cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động nâng cao tuân thủ, phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình tập huấn, đào tạo để doanh nghiệp chủ động nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh các nguy cơ, rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.

Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên có thể thực hiện bằng điện thoại, thư điện tử hoặc bằng văn bản tùy yêu cầu của doanh nghiệp và tính chất vụ việc. Kết quả thực hiện các hoạt động được ghi nhận, báo cáo đầy đủ để đảm bảo việc theo dõi, đánh giá chất lượng Chương trình.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện Chương trình, các hoạt động của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thành viên tham gia phải bảo đảm tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình không gây phát sinh thủ tục hành chính, không gây thiệt hại và phát sinh công việc không cần thiết cho doanh nghiệp. Trong 24 giờ, kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp thành viên, thông tin sẽ được chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ để nghiên cứu xử lý và trả lời theo chức năng, nhiệm vụ.

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.