Gia Lai: Huyện Ia Grai hướng đến phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch

Năm 2023 và các năm tới, huyện Ia Grai mở rộng kết nối, đầu tư và phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực, gắn với đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hoá 

Năm 2022, huyện Ia Grai đạt 24/25 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết HĐND huyện giao. Theo đó, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 12.800 tỷ đồng, tăng 12,42% so với năm 2021. Trong đó, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 4.678 tỷ đồng, tăng 6,9%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 4.496 tỷ đồng, tăng 15,06%; dịch vụ đạt 3.675 tỷ đồng, tăng 16,82%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 46,35 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm trước.

Là địa phương với quỹ đất rộng, người dân đa phần tập trung phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê và nông nghiệp lúa nước… Theo đó, ngành nông nghiệp được huyện xác định là lĩnh vực kinh tế chủ yếu nên đã tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trong đó, huyện đã linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để ưu tiên đầu tư thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới như: Đường giao thông, trường học, nhà văn hóa thôn làng, công trình thủy lợi và các mô hình phát triển sản xuất...

Gia Lai: Huyện Ia Grai phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch -0
Trung tâm hành chính huyện Ia Grai đang được nâng cấp hạ tầng, đô thị góp phần kết nối các vùng tạo sự liên kết, phát triển kinh tế bền vững.

Song hành với sự phát triển kinh tế đang trên đà hồi phục của địa phương, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện có nhiều đổi mới góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại từng địa phương. Nổi bật, Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2022, gắn với đó là trưng bày các sản phẩm đặc trưng của huyện, sự kiện đã thu hút trên 30 nghìn lượt du khách đến tham dự.

Gia Lai: Huyện Ia Grai phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch -0
Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô thu hút sự quan tâm của nhiều người dân góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đang được dân làng gìn giữ.

Toàn huyện có 131 làng đồng bào dân tộc thiểu số, các làng còn lưu giữ khoảng 748 bộ cồng chiêng quý (nhiều nhất tỉnh); có hơn 20 chiếc thuyền độc mộc được chế tác từ những thân cây to từ hàng chục năm về trước hiện đang lưu giữ tại xã Ia O và Ia Khai. Ngoài ra, huyện còn có 76 đội văn nghệ truyền thống ở các làng dân tộc thiểu số, có các nghệ nhân tạc tượng, nghệ nhân đẽo thuyền gỗ, nghệ nhân chỉnh chiêng và dạy múa xoang trong đó có nhiều làng còn bảo tồn các phong tục tập quán và nét văn hóa đặc sắc riêng của người dân tộc Jrai qua đó đã thu hút khách du lịch các nơi tìm đến tham quan và trải nghiệm.

Quảng bá du lịch gắn với phát triển kinh tế xanh

Bên cạnh các giá trị văn hóa đã và đang được bảo tồn, phát huy, huyện Ia Grai là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các thắng cảnh như: Thác Mơ, suối Ia Blố, cánh đồng cỏ tím (xã Ia Khai); thác Chín Tầng (xã Ia Bă); thác Lệ Kim (xã Ia Tô); điểm du lịch lòng hồ thủy điện Sê San, làng chài hồ thủy điện Sê San 4 (xã Ia O). Ngoài ra, huyện còn có các điểm du lịch văn hóa, di tích lịch sử cấp tỉnh là Di tích Bến đò A Sanh (xã Ia Khai) và Di tích Chiến thắng Chư Nghé (xã Ia Krai).

Gia Lai: Huyện Ia Grai phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch -0
Cư dân bản địa cũng là các chủ thể từng ngày gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên.

Để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác kiểm tra, bảo tồn; tuyên truyền đến các thế hệ trong cộng đồng cùng nhau gìn giữ, truyền dạy để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa.

Cùng với các cấp chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc tại địa phương, nhiều người dân bản địa và các hộ dân sinh sống tại các làng đã xây dựng các điểm du lịch gắn liền với trãi nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên, đồng thời kết hợp phục vụ những thức ăn truyền thống của người dân tộc thiểu số như cơm lam, gà nướng, đặc sản măng rừng, bắt cá trên sông Sê San, hay tham quan các vườn cây sầu riêng, bơ, chôm chôm, chanh dây… Đặc biệt, thương hiệu “Chôm chôm Ia Grai” đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

Gia Lai: Huyện Ia Grai phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch -0
Thác Mơ (làng Ếch, xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai) ngày đêm tuôn chảy giữa đại ngàn hoang sơ, kỳ vĩ đã tạo sức hút ấn tượng, là điểm đến hấp dẫn rất nhiều du khách.

Định hướng phát triển kinh tế xanh gắn liền phát triển các sản phẩm du lịch, huyện Ia Grai đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch phân khu Bờ Đông sông Pô Cô để thu hút các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan trải nghiệm. Sau khi hoàn thành quy hoạch sẽ có tiềm năng rất lớn để thu hút đầu tư của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Lê Ngọc Quý cho biết.

Bên cạnh thu hút đầu tư vào phát triển du lịch, huyện Ia Grai Huyện Ia Grai đang ưu tiên thu hút các nhà đầu tư phát triển trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch và nông nghiệp, đặc biệt là các dự án đầu tư về nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, các dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Địa phương

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng
Địa phương

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng

Tại buổi gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do TP. Hà Nội tổ chức vừa qua, nhiều đại biểu đã bồi hồi, xúc động, chia sẻ lại hồi ức ngày 10.10.1954.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.