Gia Lai cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia

Đó là một trong những nội dung mà Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị tỉnh Gia Lai sớm triển khai, thực hiện tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024.

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024, vừa diễn ra tại TP. Pleiku.

Về tham dự đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên, cùng 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 756.000 đồng bào thuộc 44 DTTS trên địa bàn tỉnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2024

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của tỉnh Gia Lai; khẳng định và ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh trong chặng đường 5 năm triển khai thực hiện quyết tâm thư của Đại hội lần thứ III năm 2019 cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiếp tục củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào các DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung phát biểu khai mạc đại hội

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung phát biểu khai mạc đại hội

Phát biểu khai mạc đại hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung nhấn mạnh, với tinh thần các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 phải thật sự là biểu tượng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc; tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc cho đồng bào các DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tạo khí thế thi đua sôi nổi, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, lập nhiều thành tích hơn nữa đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của tỉnh, cả nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”

Trong 5 năm qua, tình hình vùng DTTS của tỉnh Gia Lai có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã chỉ đạo triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, triển khai thực hiện các chương trình MTQG, trong đó có chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.

Song song đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh hiện có gần 17.700 đảng viên người DTTS; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS của tỉnh hiện có gần 5.200 người.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được trong công tác dân tộc của tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được trong công tác dân tộc của tỉnh Gia Lai

Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận và biểu dương những kết quả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã đạt được.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam lực lượng vũ trang, các đoàn thể và cả hệ thống chính trị, đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục quán triệt, học tập, nắm vững các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay.

Địa phương quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; phát huy vai trò quan trọng người có uy tín trong cộng đồng làm nòng cốt tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc, từ đó góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị, tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư các chương trình MTQG. Đồng thời, tỉnh cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, nhất là đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và tâm huyết làm công tác dân tộc để triển khai tốt các chương trình MTQG. Ngay sau Đại hội, hãy cùng cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo. Đây là cơ hội hiếm có để giải quyết tận gốc vấn đề nhà ở cho người nghèo, chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại đại hội

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại đại hội

Dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho 5 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho 210 cá nhân và 17 tập thể vì đã có thành tích xuất sắc trong đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai từ năm 2019 đến năm 2024.

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.