Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung

Khi đường dây khai thác cát lậu trên địa bàn tỉnh An Giang bị Bộ Công an triệt phá, giá cát san lấp tăng vọt, thậm chí nhiều mỏ cát hết hàng, phải cung cấp "nhỏ giọt" cho các doanh nghiệp xây dựng.

Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh qua Long An thiếu 1,1 triệu khối cát

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh qua Long An đang gặp khó khăn rất lớn về nguồn cát vì nguồn cung vật liệu này đang bị đứt gãy

Theo Sở Giao thông vận tải Long An, công trình dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh qua Long An đang gặp khó khăn rất lớn về nguồn cát vì nguồn cung vật liệu này đang bị đứt gãy. Dự án dài 6,84km này cần khoảng 1,1 triệu m3 cát để đắp nền đường.

Tuy nhiên, theo phản ảnh của các đơn vị trúng thầu thi công, hiện nay các mỏ cát mà nhà đầu tư dự thầu cung cấp cho dự án đang ngừng cung cấp cát do hết hạn khai thác, chưa được cấp phé hoặc được gia hạn khai thác nhưng chỉ sử dụng cho các công trình trong nội tỉnh.

Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh qua Long An được động thổ, khởi công từ ngày 30.6, đến nay đã giải ngân trên 138/309 tỷ đồng, đạt 44,9% kế hoạch vốn đã bố trí và hiện đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục tạm ứng cho các nhà thầu chưa tạm ứng. Dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn được bố trí.

Ngoài vướng mắc về nguồn cát, hiện dự án còn 10 hộ dân chưa nhận tiền đền bù, 88 hộ dân và 3 ngôi mộ chưa được di dời.

Ngoài ra, tại vị trí chồng lấn giữa dự án với dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng chưa thể triển khai thi công, do phía Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam đã có biên bản yêu cầu tạm dừng thi công trong thời gian chờ bàn giao hiện trạng khu vực chồng lấn và lựa chọn nhà thầu thi công.

Để tháo gỡ các vướng mắc này, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An tiếp tục phối hợp với UBND huyện vận động người dân ưu tiên bàn giao mặt bằng tại các vị trí đường công vụ, trụ cầu cạn để thi công. Đồng thời phối hợp với Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam thống nhất phạm vi chồng lấn, thỏa thuận hạng mục thi công cụ thể để triển khai thi công trong tháng 9.2023.

Giá cát tăng cao, nguồn cung "nhỏ giọt"

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Sau khi đường dây cát lậu ở An Giang bị Bộ Công an triệt phá, hầu hết các đơn vị khai thác cát trên địa bàn An Giang tạm ngưng hoạt động

Một giám đốc công ty xây dựng trên địa bàn TP Cần Thơ, cho biết, trước khi Công ty Trung Hậu – TP Hồ Chí Minh bị Bộ Công an bắt về hành vi khai thác cát gian dối về khối lượng cho phép tại An Giang, hầu hết cát DN khai thác cát trên địa bàn tỉnh này ngừng hoạt động, từ đó làm giá cát san lấp tại nhiều tỉnh miền Tây tăng vọt.

Cụ thể, trước đây, 1m3 cát sang lấp chỉ dao động 120.000 – 130.000 đồng thì nay tăng lên 180.000 – 200.000 đồng/m3. Địa bàn quận Ô môn, huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai ngoài việc giá cát tăng, nhiều lúc, không có cát san lấp để mua.

Chủ doanh nghiệp M. đang thực hiện một số gói thầu xây dựng trên địa bàn huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết, trước đây giá cát san lấp dao động từ 180.000 – 190.000 đồng/m3; nhưng hiện tại giá cát tăng thêm 60.000 – 70.000 đồng/m3. Không chỉ cát san lấp tăng, cát xây, tô tùy mặt hàng đẹp, xấu, giá cát tăng cao từ 80.000 – 100.000 đồng/m3. Nhưng điều làm các DN đau đầu là có tiền nhưng cũng không mua được cát.

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Hiện nguồn cát san lấp ở khu vực ĐBSCL trở nên khan hiếm và giá cát tăng vọt

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, nếu lãnh đạo các tỉnh có nhiều mỏ cát như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,… không nhanh chóng vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ tổ chức đấu thầu, cấp phép cho các DN khai thác cát thì tình trạng giá cát sẽ còn tăng cao hơn nữa, đồng thời dẫn đến đứt gãy nguồn cung là điều khó tránh khỏi.

Lãnh đạo các địa phương, ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát được các doanh nghiệp trúng quyền khai thác mỏ cát; tránh tình trạng khai thác gian dối, tạo thành đường dây cát lậu, cung cấp cho các đầu nậu cát làm nhũng nhiễu thị trường cát.

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Hàng loạt sà lan "đói cát" nằm chờ trên sông Hậu

Ngoài ra, vị giám đốc này còn kiến nghị, đã đến lúc nghiên cứu các vật liệu thay thế cát sông, như: bùn đất nạo vét từ các kênh, rạch và đặc biệt là nguồn cát biển. Vì hiện nay, cát biển qua xử lý kỹ thuật đã phục vụ cho bê tông, xây dựng thì không lí do gì không phục vụ cho các công trình san lấp, nhất là các công trình ở vùng nước mặn, nước lợ.

Tìm vật liệu san lấp thay thế cát nước ngọt

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung

Trước thực tế, công trình có sử dụng cát ngày càng lớn, trong khi đó nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt, trong những năm qua lượng cát từ thượng nguồn đổ về rất ít, không đủ bổ cập cho lượng cát được khai thác đi, làm cho đáy sông ngày càng sâu thêm, nguy cơ sạt lở trong thời gian tới là rất lớn (hiện tượng dòng sông đói). Do đó, lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng, việc khai thác không thể ồ ạt mà phải được tính toán kỹ lưỡng, mang tính bền vững về lâu dài, trên cơ sở số liệu khoa học và cơ sở pháp lý phải đảm bảo.

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều mỏ cát nằm trên sông Tiền, sông Hậu, lâu nay chủ động được nguồn cát phục vụ các công trình trọng điểm trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh này rơi vào tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu.

Cụ thể, theo lãnh đạo Sở TN-MT Đồng Tháp cho biết, trong năm 2023, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ khai thác tối đa 9 triệu m3 cát để cung ứng cho công trình trong tỉnh cũng như cung ứng cho nhu cầu các cao tốc của Trung ương. Tuy nhiên, qua tính toán sơ bộ của Sở Xây dựng, ước nhu cầu cát năm 2023 của tỉnh Đồng Tháp khoảng 19,9 triệu m3 (bao gồm cao tốc Cao Lãnh – An Hữu qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp), do đó, hiện đang mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng khai thác.

Để cung ứng nguồn cát cho các dự án trọng điểm năm 2023, tỉnh Đồng Tháp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng nguồn cung ứng và quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, như: đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đấu giá các mỏ cát để sớm đưa vào phục vụ cho công trình cũng như nhu cầu của người dân.

UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Xây dựng, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm về nhu cầu sử dụng, cung ứng cát, sỏi, vật liệu san lấp phục vụ cho các công trình của tỉnh và các dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn tỉnh; giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), tiếp tục rà soát các bãi bồi, cồn nổi trên địa bàn tỉnh để đề xuất nạo vét nhằm mục đích vừa chỉnh trị dòng chảy, vừa kết hợp thu hồi sản phẩm nạo vét cung cấp vật liệu san lấp các công trình trên địa bàn tỉnh theo khuyến cáo của dự án đo đạc, giám sát đánh giá ổn định bờ sông Tiền và thiết lập hành lang sạt lở tại khu vực đông dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Giá cát san lấp tăng vọt, nguy cơ đứt gãy nguồn cung
Hiện UBND tỉnh đã giao Sở TN-MT khảo sát lại các mỏ cát, mặt bằng đáy sông, sau đó cấp phép cho các DN khai thác cát, nhằm tránh đứt gãy nguồn cung, nhất là đảm bảo nguồn cát phục vụ tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Giao thông vận tải, rà soát các tuyến đường thủy do tỉnh quản lý hoặc do Trung ương quản lý, đề xuất UBND tỉnh hoặc Bộ Giao thông vận tải xem xét đưa vào danh mục nạo vét thu hồi sản phẩm phục vụ nhu cầu san lấp năm 2023 và các năm tiếp theo.

Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Tháp còn yêu cầu Sở GTVT tỉnh này rà soát quy định về cote đường giao thông, lập danh mục đường đầu tư mới trên phạm vi toàn tỉnh, nếu không bị tác động (ngập lũ, yếu tố khác), cần thiết nên hạ cote đường; Mặt khác, giải pháp đưa diện tích đất cần khai thác để san lấp công trình gắn với dự án cũng là một giải pháp cần tính tới.

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân về hiện tượng đứt gãy nguồn cung cát san lấp, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Hiện nay hầu hết các đơn vị khai thác cát trên địa bàn An Giang đã tự dừng khai thác. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng nhanh chóng rà soát, kiểm tra lại mặt bằng, cao độ các mỏ cát, sau đó, tiến hành các thủ tục như quy định để các DN trúng quyền khai thác cát hoạt động, tránh đứt gãy nguồn cung, nhất là phục vụ các công trình trọng điểm, trong đó có tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng”.

Từ thực tế nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL kiến nghị Trung ương đẩy nhanh và sớm hoàn thành nghiên cứu vật liệu khác thay thế cát nước ngọt (cát đồi, cát nhiễm mặn, xỉ than....) để sử dụng làm vật liệu xây dựng; rà soát, giảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu san lấp, nhằm giảm áp lực phải cung cấp cát nước ngọt.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.