Gắn xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Việc đổi mới cơ chế thi hành pháp luật và sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thực tiễn thực thi là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị; bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả.

Khắc phục tình trạng thiếu tính ổn định

Theo ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), bảo đảm gắn kết giữa xây dựng và thi hành pháp luật là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đã đề ra nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14.8.2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cũng giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với cơ quan được giao chủ trì nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm gắn kết công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

zzzzanh-2.jpg
Cán bộ, chiến sĩ hải quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Đình Diện

Chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, bà Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, pháp luật trên một số lĩnh vực còn thiếu tính ổn định, tính dự báo chưa cao; một số vấn đề mới phát sinh, pháp luật chưa kịp thời có sự điều chỉnh, ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trong khi đó, khâu tổ chức thi hành pháp luật có lúc, có việc còn lỏng lẻo, tính răn đe, giáo dục chưa cao…

PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cũng chỉ ra thực tế, khâu tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu hiện nay. Nhiều báo cáo của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ rõ điểm hạn chế này. Đặc biệt là phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đa dạng, phù hợp; sự đồng bộ trong tổ chức thực thi chính sách, nhất là vấn đề nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế; về thể chế, còn thiếu một đạo luật quan trọng về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật...

Theo các chuyên gia, pháp luật chỉ thực sự có giá trị nếu được thực hiện nghiêm minh, nhất quán và hiệu quả là thước đo. Điều này có nghĩa là pháp luật chứa đựng những quy trình thực hiện gắn với thời hạn, trách nhiệm, những chế tài phù hợp đối với hành vi vi phạm và cần được thực thi nghiêm minh, phù hợp.

Xử lý quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo

Để bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, bà Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cho rằng, cần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo đó, xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải bám sát thực tiễn; lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, chủ thể, bảo đảm tính ổn định, tính dự báo cao của hệ thống pháp luật. Song song với đó, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác rà soát văn bản, khẩn trương, kịp thời xử lý các văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật hoặc những quy định chưa rõ ràng, cụ thể…

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, khắc phục tình trạng "nợ" văn bản; bảo đảm chất lượng, có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực của luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo bà Dương Thị Bình, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, cần tiếp tục hoàn thiện một số quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành; khắc phục tình trạng các quy định về theo dõi, tổ chức thi hành pháp luật tản mạn, chưa điều chỉnh được đầy đủ, toàn diện.

PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ kiến nghị, cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách, thể chế về tổ chức thi hành pháp luật; sớm xây dựng và ban hành Luật Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ quy trình, thủ tục cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể; đồng bộ hóa chính sách trong tổ chức thi hành pháp luật, nhất là bảo đảm nguồn lực tài chính cho tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật. Đặc biệt, cần xây dựng và ban hành hệ thống chế tài đủ mạnh, đi liền với xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, khắc phục tình trạng "nhờn luật" trong thực tiễn ở nhiều lĩnh vực hiện nay.

Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Tại Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới" do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định
Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH Câu lạc bộ Benaras (chủ sở hữu chuỗi nhà hàng theo phong cách Ấn Độ Benaras) đã sử dụng 7 người lao động nước ngoài không đúng nội dung được ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện. 

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp
Tin tức

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp

Quá trình làm việc, các đối tượng không xuất trình thẻ nhà báo mà chủ động quay tư liệu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Sau đó, biên soạn tin, bài có nội dung phản ánh sai phạm để gửi lại phía công ty, doanh nghiệp với mục đích đe dọa, yêu cầu đưa tiền để được bỏ qua.