Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ mới đây có văn bản gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Quan tâm, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp

Yêu cầu đặt ra khi sắp xếp phải bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

thu-tuc-hanh-chinh-la-gi-quy-trinh-va-doi-tuong-thuc-hien-ra-sao-202201060918233894.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Trong quá trình sắp xếp phải làm tốt công tác tuyên truyền, công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ CBCCVC khi thực hiện việc sắp xếp; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; quan tâm, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp theo quy định.

Khi xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí CBCCVC, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị; xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện việc điều chỉnh số lượng biên chế công chức, viên chức bảo đảm theo quy định chung và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ; khuyến khích bộ, ngành, địa phương căn cứ vào điều kiện, khả năng bổ sung chính sách (ngoài chính sách của Trung ương) hỗ trợ đối với CBCCVC thuộc diện dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn số 12400- CV/VPTW ngày 30.11.2024 của Văn phòng Trung ương Đảng; Quy định số 114-QD/TW ngày 11.7.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong tổ chức thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với tinh gọn tổ chức bộ máy.

5 nguyên tắc khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ cũng nêu rõ 5 nguyên tắc khi sắp xếp bộ máy:

Một là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. CBCCVC phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền. Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí CBCCVC thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm mục tiêu đề ra theo yêu cầu của Trung ương.

Hai là, việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.

Bốn là, việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuấn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Năm là, quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm sau 5 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với CBCCVC dôi dư và thực hiện việc quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung của Bộ Chính trị tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án).

Xã hội

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Cán bộ NHCSXH Cẩm Khê đồng hành với các hộ vay
Xã hội

Đổi thay ở Cẩm Khê, Phú Thọ

Quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại diện mạo mới cho Cẩm Khê, huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ; trong đó, không thể không nhắc đến nguồn vốn tín dụng chính sách, với vai trò là công cụ trụ cột trong giảm nghèo và là đòn bẩy giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo.
Đời sống

Gia Lai tập trung nguồn lực giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh Gia Lai là 595.496 triệu đồng đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội
Giao thông

Chi tiết 6 hướng di chuyển trong dịp Tết tại Hà Nội

Liên ngành Công an thành phố - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông cho xe ra vào nội đô theo 6 hướng ra vào Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024

Tết Nguyên Đán cận kề, niềm vui và hạnh phúc đang rộn ràng khắp làng quê với những vụ mùa thắng lớn nhờ NPK Cà Mau, những giải thưởng giá trị từ mùa vàng thắng lớn 2024. Trong livestream số 14 của chương trình tổ chức mới đây, thần tài đã ghé thăm mang đến may mắn và hy vọng về một năm mới bừng sáng, khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia
Xã hội

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, bệnh nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái. Đây là một phần của Chương trình "Không để ai bị bỏ lại phía sau - Xuân Ất Tỵ" - hoạt động nhân văn, đầy ý nghĩa mà BHXH Việt Nam phát động hằng năm nhằm chăm lo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Hà Nội: Khánh thành công trình bích họa bảo vệ gấu tại huyện Phúc Thọ
Xã hội

Hà Nội: Khánh thành công trình bích họa bảo vệ gấu tại huyện Phúc Thọ

Ngày 20.1 vừa qua, tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Tổ chức Động vật Châu Á chính thức khánh thành công trình bích họa đường phố. Đây là một dự án nghệ thuật cộng đồng đầy ý nghĩa, nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi
Xã hội

Bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi

Trong những năm qua, bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Mới đây, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từ ngày 1.7.2025 người già không lương hưu từ đủ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng.