Gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ

Các chuyên gia đã nêu ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết hiệu quả, bền vững và thực chất giữa “ba nhà” gồm: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chiều 15.11, Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo “gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ” theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chủ trì hội thảo có: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS Hoàng Minh Sơn; Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội, GS.TS Lê Quân; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, TS. Hồ Kỳ Minh; nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS.TSKH Bùi Văn Ga; Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ.

h-01.jpg
Giám đốc Đại học Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ phát biểu khai mạc hội thảo

Cùng tham dự có lãnh đạo UBND các tỉnh, thành, đại diện lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên...; Hiệu trưởng 20 trường Trung học phổ thông trong và ngoài TP. Đà Nẵng cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và các chuyên gia đến từ các tỉnh thành trong khu vực.

Mục đích của hội thảo là tạo diễn đàn để các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà trường, nhà khoa học và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ mối quan tâm, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết hiệu quả, bền vững và thực chất giữa “ba nhà” (nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp) trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

h-02.jpg
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS.TSKH Bùi Văn Ga phát biểu

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh và đối ngoại; có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay Vùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng phát triển.

Hệ thống các trường Đại học của Vùng tuy có sự phát triển với 44 cơ sở giáo dục đại học nhưng phần nhiều có quy mô đào tạo nhỏ, lẻ, đơn ngành; nguồn lực đầu tư hạn chế, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân nhân lực trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

“Trong giai đoạn Đất nước bắt đầu mở cửa hội nhập quốc tế, địa phương nào cũng muốn có trường Đại học để nhanh chóng đào tạo nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng đến nay, thì các trường Đại học của địa phương gặp không ít khó khăn trong tuyển sinh, năng lực, chất lượng và hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn lực giáo dục.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có giải pháp “đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động một số trường đại học lớn… trở thành những trung tâm đào tạo uy tín trong khu vực và thế giới” để đảm nhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và Đất nước trong tình hình mới trở thành một yêu cầu hết sức cấp thiết”, Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh.

h-03.jpg
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy phát biểu

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã tập trung thảo luận vào các chủ đề chính của hội thảo trên nhiều góc độ khác nhau như: Nhu cầu nhân lực từ nhiều góc độ, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và liên kết vùng; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với đại học trong quá trình đào tạo nhằm gắn kết đào tạo và thực tế sử dụng nguồn nhân lực; Trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế, các ngành nghề mới như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn phù hợp với tiềm năng sáng tạo của người miền Trung; Từ tiềm năng vùng, phát triển các ngành kinh tế biển, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đáp ứng bối cảnh phát triển mới một cách bền vững.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ khẳng định, những kết quả của hội thảo hôm nay sẽ cung cấp thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn; đề xuất, hiến kế với các Bộ/ngành Trung ương, nhất là Bộ GD-ĐT và các địa phương trong khu vực tham khảo để tham mưu cho Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ cho sự gắn kết chặt chẽ giữa "3 nhà" nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua
Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua

Rộn ràng không khí Tết ở các trường học là một trong những điểm nhấn giáo dục tuần qua. Bên cạnh đó một số trường đại học đã thông tin về đề án tuyển sinh năm 2025. Vụ việc ngộ độc thuốc chuột tập thể tại Tuyên Quang đang được xã hội rất quan tâm...

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực
Giáo dục

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo, trước yêu cầu xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hiện đại, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, suy thoái tài nguyên, môi trường càng đặt lên vai của Trường Đại học Lâm nghiệp sứ mệnh cao cả và ý chí quyết tâm đổi mới.

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình
Xã hội

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc. 

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ngày 22.1, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi trong năm học này, Kiên Giang đạt 47 giải, tăng 9 giải, vươn lên đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.