Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Gắn bó chặt chẽ giữa xây dựng pháp luậtvới giám sát, tổ chức thực hiện

Phải tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt giám sát văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền để cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, của người dân.

Đây là đề nghị của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khi tham gia thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Nhấn mạnh công tác giám sát văn bản và hoạt động giải trình của Quốc hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn và phải dành thời gian nhiều hơn, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác giám sát, tổ chức thực hiện có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Chú trọng khâu đánh giá tác động chính sách

Liên quan tới một số nội dung cụ thể tại dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần chú trọng khâu đánh giá tác động chính sách, bảo đảm thực chất, tránh hình thức. Dự thảo Luật không quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Do đó, cần rà soát bảo đảm quy định tại dự thảo Luật phải thể hiện rõ trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện các quy trình. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý về quy định liên quan tới thời hạn gửi hồ sơ thẩm tra, vấn đề lùi thời điểm trình cũng như quy định về tham vấn chính sách.

avatar
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 12.2.2025. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, tham vấn chính sách là một trong những quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, nhằm bảo đảm chính sách của dự án luật được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Đóng góp ý kiến với quy định này tại các phiên thảo luận tại tổ và hội trường, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát quy định về trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong hoạt động tham vấn chính sách bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung mở rộng đối tượng tham vấn bao gồm chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Có ý kiến đề nghị phân biệt rõ tham vấn chính sách và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức. Có ý kiến đề nghị quy định rõ cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm chủ trì tổ chức tham vấn chính sách; làm rõ có thực hiện tham vấn đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật dưới luật không; xác định đối tượng tham vấn là toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban hay là chỉ đối với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban để bảo đảm tính khả thi (?).

Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tham vấn

Giải trình, tiếp thu với những ý kiến này, UBTVQH nêu rõ, hoạt động tham vấn và hoạt động lấy ý kiến về bản chất đều là lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách nhưng có sự khác nhau nhất định về đối tượng, nội dung và hình thức thực hiện.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với tỷ lệ ĐBQH có mặt tán thành rất cao, đạt 99,56%. .Ảnh: Hồ Long
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với tỷ lệ ĐBQH có mặt tán thành rất cao, đạt 99,56%. .Ảnh: Hồ Long

Về chủ thể, hoạt động lấy ý kiến có chủ thể rộng và đa dạng, gồm cả đối tượng chịu sự tác động của chính sách, các cơ quan, tổ chức có liên quan; còn chủ thể của hoạt động tham vấn thì tập trung hơn, chủ yếu là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, đây là các cơ quan phụ trách chuyên sâu về các lĩnh vực nhất định, có nhiệm vụ thẩm tra, tham mưu cho Quốc hội, UBTVQH trong việc xem xét, quyết định về dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Do đó, để chính sách được xây dựng hiệu quả, thực chất giải quyết đúng, trúng các vấn đề thực tiễn đặt ra thì cần phải tham vấn các chủ thể này nhằm đánh giá chính sách đa chiều, cả mặt tích cực và hạn chế, làm cơ sở để hoàn thiện, tạo sự đồng thuận cao đối với chính sách, góp phần nâng cao chất lượng việc soạn thảo dự án sau này.

Về nội dung, việc lấy ý kiến thông thường đối với toàn văn của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, còn nội dung tham vấn thì có trọng tâm, trọng điểm tùy vào lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phụ trách thì cơ quan lập đề xuất chính sách sẽ tham vấn một hoặc nhiều chính sách có liên quan đến lĩnh vực đó.

Về hình thức, lấy ý kiến thông qua đăng tải, lấy ý kiến bằng văn bản, hội thảo, tọa đàm..., trong khi tham vấn phải thông qua việc trao đổi, đối thoại trực tiếp, có sự tương tác giữa cơ quan tham vấn và cơ quan, chủ thể được tham vấn.

Tuy nhiên, do tham vấn chính sách là vấn đề mới, việc tổ chức thực hiện cần được quy định hợp lý để không làm ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của cơ quan thẩm tra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, đồng thời cần mở rộng thêm đối tượng tham vấn.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: “Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tham vấn Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của Luật này” tại khoản 2 Điều 6 và cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm “Tổ chức hội nghị tham vấn Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách trong quá trình xây dựng chính sách. Theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội được tham vấn, cơ quan lập đề xuất chính sách mời đại diện cơ quan khác của Quốc hội, đối tượng hoặc tổ chức đại diện cho đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hội nghị…” (tại điểm b khoản 1 Điều 30).

Về giám sát văn bản quy phạm pháp luật (Điều 62), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm giám sát văn bản quy phạm pháp luật của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, UBTVQH đã chỉnh lý Điều 62 theo hướng quy định khái quát chung là: Việc giám sát đối với văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các luật khác có liên quan.

Lập pháp

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga
Quốc hội và Cử tri

Lý giải rõ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thiết yếu

Cho rằng, bản chất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng và điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống là mặt hàng thiết yếu, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ thuế tiêu tiêu đặc biệt đối với 2 mặt hàng này. Nếu không bỏ thì phải lý giải tại sao đưa mặt hàng thiết yếu vào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rà soát phạm vi sửa đổi, bảo đảm xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp thứ 43, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, qua hơn 17 năm thi hành, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay.

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu

Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một cuộc cách mạng toàn diện, nhằm xây dựng hệ thống chính trị "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Quang cảnh hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Khắc phục điểm nghẽn quản lý chất lượng, nâng sức cạnh tranh của các ngành hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cần thiết nhằm khắc phục điểm nghẽn trong quản lý chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng.