Gần 800 người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, say rượu dịp Tết

Theo báo cáo của Bộ Y tế về tình hình tổ chức khám chữa bệnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, trong 9 ngày nghỉ, các bệnh viện mọi tuyến đã thực hiện khám, cấp cứu cho gần 550 nghìn lượt người bệnh; trong đó có gần 195 nghìn người nhập viện, điều trị nội trú.

Đáng chú ý, 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cả nước ghi nhận gần 800 lượt người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia/rượu, trong đó có gần 500 người phải nhập viện theo dõi, điều trị.

Tết là thời điểm nhu cầu tiêu thụ các loại rượu, bia tăng cao hơn bình thường. Chính vì thế, nguy cơ ngộ độc, nhất là ngộ độc rượu có thể xảy ra. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cảnh giác với tình trạng ngộ độc rượu giả, rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc rượu nấu thủ công chứa methanol (cồn công nghiệp).

Liên tiếp những ca ngộ độc rượu phải nhập viện cấp cứu xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước gần đây cho thấy nguy cơ này vẫn hiện hữu dù các chuyên gia, phương tiện truyền thông đã nhiều lần cảnh báo.

Cũng theo báo cáo trên, Bộ Y tế cho biết, tổng số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết là hơn 24 nghìn ca, trong đó có hơn 9.800 lượt người phải nhập viện điều trị nội trú/theo dõi và hơn 2.500 người chuyển viện.

Tổng số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông là 160 người, trong đó tử vong trước khi đến cơ sở khám, chữa bệnh là 66 người; tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh là 39 người và tiên lượng tử vong xin về là 55 người.

benh-nhan-den-nhap-vien-cap-cuu-do-tai-nan-giao-thong-sau-khi-su-dung-bia-ruou-co-dau-hieu-gia-tang-vao-dip-le-tet.jpg
Một trường hợp cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng do tại nạn giao thông sau khi sử dụng bia rượu

Về tai nạn do pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, Bộ Y tế cho biết, 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ ghi nhận 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 48 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế; chưa ghi nhận ca tử vong.

So với cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%; số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%; số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi do vũ khí, vật liệu nổ tự chế giảm 50,5%.

Về tình hình dịch bệnh, trong 9 ngày nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 403 trường hợp sốt xuất huyết, 155 trường hợp tay chân miệng, 1.562 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không có ca tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu chuyên môn, báo cáo trực đầy đủ.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.