Gần 300 trường học chia sẻ phương pháp học thông qua nghệ thuật

Ngày 19.3, đại diện gần 300 trường mầm non và tiểu học đến từ Hà Nội và Thái Nguyên đã tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến hội thảo "Phương pháp học thông qua nghệ thuật cho trẻ em từ mẫu giáo đến tiểu học".

Sự kiện do Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (quận Long Biên, TP. Hà Nội) và Laulau Learning Việt Nam tổ chức, với sự phối hợp của các Phòng Giáo dục và Đào tạo: Long Biên, Mê Linh (Hà Nội) và thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Hội thảo nhằm giới thiệu tới cộng đồng giáo dục Việt Nam chương trình giáo dục quốc tế uy tín, thúc đẩy ứng dụng nghệ thuật trong giảng dạy; đồng thời xây dựng mạng lưới kết nối các trường mầm non, tiểu học, hỗ trợ giáo viên áp dụng phương pháp sáng tạo trong lớp học.

1932025-laulau10.jpg
Hội thảo do Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (quận Long Biên, TP. Hà Nội) và Laulau Learning Việt Nam tổ chức, thu hút sự tham gia của đại diện gần 300 trường học tại Hà Nội và Thái Nguyên. Ảnh: Trần Đức Quyết

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Lê Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng chia sẻ: “Với sứ mệnh thành lập ngôi trường hạnh phúc, nơi học sinh được yêu thương, chăm sóc và phát triển toàn diện, chúng tôi luôn mong muốn mang lại những phương pháp học tập phù hợp nhất cho các con nên đã kết nối với cộng đồng các chuyên gia uy tín để tổ chức hội thảo này.”

Theo bà Lê Thị Thu Hường, hội thảo hướng đến nâng cao nhận thức và năng lực giảng dạy về giáo dục nghệ thuật và cảm xúc xã hội trong hệ thống giáo dục mầm non và tiểu học công lập tại Việt Nam, giúp trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo, nuôi dưỡng sự đồng cảm, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập và xã hội.

Tôn trọng sự phát triển cá nhân, tạo môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo, ThS. Tống Liên Anh, Phó Viện trưởng Viện Học tập suốt đời, trình bày thuyết trình về vai trò quan trọng của giáo dục mầm non và tiểu học, là nền tảng vững chắc cho hành trình học tập suốt đời. Những năm đầu đời là giai đoạn hình thành thói quen học tập, nuôi dưỡng sự sáng tạo và phát triển các kỹ năng cốt lõi, giúp trẻ xây dựng sự tự tin và khả năng thích ứng với môi trường học tập.

1932025-laulau1.jpg
ThS. Tống Liên Anh, Phó Viện trưởng Viện Học tập suốt đời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục mầm non và tiểu học, là nền tảng vững chắc cho hành trình học tập suốt đời. Ảnh: Trần Đức Quyết

“Một hệ thống giáo dục mầm non và tiểu học chất lượng không chỉ hỗ trợ trẻ em phát triển về trí tuệ mà còn đóng vai trò quan trọng hình thành nền tảng cảm xúc xã hội, giúp trẻ sẵn sàng cho các cấp học tiếp theo cũng như hành trình học tập không ngừng suốt cuộc đời”, ThS. Tống Liên Anh nhấn mạnh.

Làm thế nào để giáo dục mầm non và tiểu học có thể phát huy những giá trị này, tạo ra môi trường học tập thực sự hạnh phúc và bền vững, nuôi dưỡng tình yêu và niềm say mê học tập suốt đời cho trẻ nhỏ? Theo ThS. Tống Liên Anh, điều này đòi hỏi cách tiếp cận giáo dục toàn diện, trong đó mỗi trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là một không gian tôn trọng sự phát triển cá nhân, cảm xúc và các giá trị xã hội.

Trong bài thuyết trình của mình, PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển quản lý giáo dục, thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới (EdulightenUp), chia sẻ góc nhìn về khái niệm hạnh phúc trong giáo dục. Giới thiệu sáng kiến Trường học hạnh phúc của UNESCO, PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền nhấn mạnh bốn yếu tố cốt lõi: con người, quy trình giảng dạy, môi trường giáo dục và văn hóa nhà trường.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển quản lý giáo dục, chia sẻ về trường học hạnh phúc. Ảnh: Trần Đức Quyết

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển quản lý giáo dục, chia sẻ về trường học hạnh phúc. Ảnh: Trần Đức Quyết

Một trường học hạnh phúc không chỉ có môi trường thân thiện, mà còn xây dựng được sự tin tưởng, tôn trọng giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, tạo điều kiện để học sinh tự do sáng tạo và phát triển bản sắc cá nhân.

Để làm được điều đó, PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền cho rằng, giáo dục cần chuyển từ mô hình truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, nhấn mạnh giáo dục cảm xúc và sự gắn kết thông qua các phương pháp giảng dạy sáng tạo, hấp dẫn, thúc đẩy tinh thần hợp tác và tạo động lực học tập, trong đó giáo viên không chỉ là người truyền đạt mà còn là người hướng dẫn, truyền cảm hứng cho học sinh.

Khuyến khích tư duy sáng tạo và tăng cường kỹ năng xã hội

Từ kinh nghiệm quốc tế, bà Minna Lappalainen, chuyên gia giáo dục, nhà soạn nhạc, nhà sáng lập Laulau Learning (Phần Lan), giới thiệu phương pháp giáo dục Laulau Learning - một cách tiếp cận sáng tạo giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua nghệ thuật. Phương pháp này bao gồm ba hình thức chính: Songdrawing (Vẽ bài hát), Learning Mats (Thảm diệu kỳ) và Social-Emotional Artplay (Kiểm soát cảm xúc - xã hội), được thiết kế nhằm hỗ trợ học tập liên môn, đồng thời giúp trẻ tự tin thể hiện kỹ năng xã hội và cảm xúc.

1932025-laulau8.jpg
1932025-laulau7.jpg
Bà Minna Lappalainen, chuyên gia giáo dục, nhà soạn nhạc, nhà sáng lập Laulau Learning (Phần Lan), hướng dẫn người tham dự trải nghiệm cách ứng dụng nghệ thuật vào giảng dạy. Ảnh: Trần Đức Quyết

Theo bà Minna Lappalainen, hình thức học thông qua nghệ thuật được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi tại Phần Lan cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ thông qua học tập kết hợp với vui chơi và nghệ thuật. Trẻ em được tham gia vào môi trường học tập chủ động, kết hợp giữa âm nhạc, nghệ thuật, trò chơi tương tác và vận động, từ đó khuyến khích tư duy sáng tạo và tăng cường kỹ năng xã hội.

Bà Minna cũng chia sẻ về giai đoạn chuyển tiếp giữa bậc mầm non và tiểu học tại Phần Lan, nhấn mạnh những ảnh hưởng tích cực của Laulau Learning trong việc hỗ trợ trẻ thích nghi với sự thay đổi môi trường học tập. Đồng thời, kỳ vọng phương pháp này sẽ mang lại những tác động tương tự khi được áp dụng vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

Tại hội thảo, người tham dự trực tiếp trải nghiệm cách ứng dụng nghệ thuật vào giảng dạy, tham gia lớp học mẫu sử dụng phương pháp "Vẽ bài hát", với nhiều hoạt động như “Chiếc bút hát”, vẽ trên thảm giấy khổng lồ hay các trò chơi âm nhạc tương tác...

Giáo dục

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".