Gần 200 doanh nghiệp du lịch Quảng Bình tìm giải pháp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp du lịch địa phương vẫn gặp nhiều trở ngại trong quá trình số hóa, do vậy, các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Bình đang tìm kiếm giải pháp để chuyển đổi số về marketing và thanh toán.

Ngày 1.11, tại Quảng Bình đã diễn ra Hội thảo “Chuyển Đổi Số Về Marketing - Thanh Toán Ngành Du Lịch” do Appota Group phối hợp cùng các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại Quảng Bình tổ chức.

Tham dự Hội thảo có Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Lê Thị Ngọc Hà cùng sự tham gia của hơn 200 khách mời là các doanh nghiệp du lịch và cơ sở giáo dục nghề liên quan đến ngành du lịch tại Quảng Bình.

z5988492563050-693e890aac55a01e39ebd5f5bb2f6666.jpg
Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Lê Thị Ngọc Hà trao đổi tại Hội thảo

Trao đổi tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Lê Thị Ngọc Hà cho biết trong thời điểm chuyển đổi số mở ra cơ hội kết nối toàn cầu cho ngành du lịch, khách du lịch thường tiếp cận nội dung qua các nền tảng mạng và kênh chuyển đổi số. Các doanh nghiệp nếu không tận dụng cơ hội này sẽ “thua” ngay từ bước đầu.

Do đó, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy các giải pháp phù hợp, giúp ngành du lịch không chỉ thích ứng mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

Khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2023 đã chỉ ra, 98% doanh nghiệp Việt kỳ vọng rằng chuyển đổi số sẽ đem đến nhiều tác động tích cực trong việc kinh doanh, giảm chi phí và cải thiện quy trình sản xuất. Trong ngành du lịch, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định để nâng cao trải nghiệm du khách trong thời đại công nghệ. Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ hội thảo, nhiều doanh nghiệp du lịch, đặc biệt ở các địa phương, vẫn gặp nhiều trở ngại trong quá trình số hóa do hạn chế về chi phí đầu tư và nhân lực công nghệ. Thách thức này không chỉ làm chậm quá trình chuyển đổi số mà còn khiến một vài dự án chưa phát huy được hiệu quả tối đa.

z5988528112631-1a6abfece5d4a4475b4c61c1ffe4d371.jpg
Hội thảo mang đến cái nhìn tổng quan về thị trường du lịch
z5988528035928-f2e6de90ebcbd2d4a541141467cf8000.jpg
Doanh nghiệp du lịch Quảng Bình trao đổi tại hội thảo

Hội thảo đã mang đến cái nhìn tổng quan về thị trường du lịch, phân tích hành vi của người tiêu dùng Việt Nam và du khách quốc tế, cùng những xu hướng marketing đang chi phối ngành trong năm 2024, dự báo 2025. Các doanh nghiệp đã được lắng nghe chia sẻ về các chiến lược marketing thực tiễn và những trường hợp thành công về chuyển đổi số từ các chuyên gia. Đặc biệt, các đơn vị du lịch tại Quảng Bình đã có cơ hội trình bày những câu chuyện thực tế về ứng dụng chuyển đổi số trong việc tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Appota Group, đơn vị tổ chức hội thảo, là một trong những công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam, với hệ sinh thái hơn 55 triệu người dùng. Công ty đã được vinh danh với giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng” tại Asia Pacific Enterprise Awards 2023 và nhận giải thưởng Chuyển đổi số quốc gia trong hai năm qua.

Địa phương

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.