FSEL - Nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI ra mắt tại Việt Nam

Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - Nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Chiều ngày 3.11, tại Hà Nội, FSEL - Nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI chính thức ra mắt. Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”.

Tham dự chương trình có sự góp mặt của Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai, Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hà Nội Trần Thế Cương, lãnh đạo Sở ban ngành các tỉnh/thành, đại diện các trường Đại học, THCS, THPT các tỉnh thành, cùng lãnh đạo các đơn vị đối tác và toàn thể nhân viên FSEL.

vih-9913.jpg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại chương trình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai cho biết, tiếng Anh hiện nay đã trở thành một công cụ thiết yếu trong giáo dục giao tiếp toàn cầu, mở ra cơ hội cho cá nhân và cộng đồng. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ không chỉ giúp người học tiếp cận tri thức mới, mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.

Tại cuộc họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo vừa qua, cũng trong Chương trình hành động của Chính phủ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện ký kết để đưa tiếng Anh từng bước trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong giáo dục quốc gia của Việt Nam.

Ông Vũ Thanh Mai kỳ vọng, sự ra đời của nền tảng FSEL sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung. Đồng thời, giúp tất cả học sinh từ thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa hay điều kiện kinh tế khó khăn thuận lợi tiếp cận chương trình đào tạo ngoại ngữ chất lượng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Tập đoàn Atlantic, nhà sáng lập nền tảng FSEL

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Tập đoàn Atlantic, nhà sáng lập nền tảng FSEL

Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Tập đoàn Atlantic, nhà sáng lập nền tảng FSEL, đây là nền tảng được nghiên cứu, định hướng và xây dựng bởi những chuyên gia hàng đầu trong mỗi lĩnh vực từ giáo dục đến công nghệ tại Việt Nam và trên thế giới. Toàn bộ chương trình đào tạo toàn diện và chất lượng của trung tâm Anh ngữ kết hợp với những ưu thế của nền tảng công nghệ sẽ được gói gọn, mang đến cho người học một sản phẩm vượt trội và khác biệt.

Với slogan “An English Center In Your Pocket” - FSEL hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm tiếng Anh bỏ túi mà bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào cũng đều có thể học được. Khát vọng của FSEL là thu nhỏ khoảng cách tiếp cận cơ hội học tập đặc biệt là học ngoại ngữ của tất cả học sinh ở mọi vùng miền trên cả nước. Với FSEL, học sinh ở miền núi, nông thôn, con nhà nghèo, hay con nhà khá giả... đều được học tiếng Anh bởi những người thầy quốc tế, tiêu chuẩn chất lượng “5 sao” và lộ trình chuẩn Cambridge. FSEL đặt mục tiêu đồng hành cùng thế hệ trẻ trên hành trình chinh phục tri thức, phát triển bản thân và gặt hái thành công cũng như thực hiện mơ ước của mình".

vih-0228.jpg
Các đại biểu thảo luận tại Lễ ra mắt nền tảng FSEL

FSEL chính thức bắt đầu hành trình kiến tạo vũ trụ học ngoại ngữ từ năm 2020. Sau hơn 4 năm nghiên cứu và phát triển, FSEL triển khai trên toàn quốc với phiên bản hoàn hảo nhất cho người học không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

Nền tảng trực tuyến FSEL sử dụng giáo trình chuẩn Cambridge giúp học sinh phát triển 6 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, Từ vựng, Ngữ pháp có thể thay thế chương trình học tại trung tâm với chi phí chỉ 10.000 VNĐ/ngày. Các bài học của FSEL được thiết kế mang tính tương tác cao bao gồm 3 phần chính, gồm có: Bài giảng video tương tác 1:1 với giáo viên nước ngoài; Diễn đàn học tập tương tác 1:1 cùng AI; Bài tập về nhà.

Bên cạnh đó, FSEL tích hợp thêm những công nghệ tiên tiến như AI Chatbot, chấm chữa bằng AI giúp tăng hiệu quả học tập. Đặc biệt, nhằm tạo động lực và duy trì hứng thú cho người học, FSEL có hình thức tặng xu thưởng FSEL Coin, học sinh có thể tích lũy đổi thành quà tặng hay các vật phẩm hấp dẫn mang tính giải trí, giáo dục cao.

Bà Ngọc Lan khẳng định, FSEL không phải một phần mềm công nghệ chạy theo trend kiểu "nhà nhà làm app, người người làm app". FSEL tận dụng được thời thế của cuộc cách mạng công nghệ để tạo ra được một sản phẩm với chiếc hộp công nghệ hoàn hảo đựng viên kim cương quý là chương trình đào tạo tiếng Anh chất lượng cao, tưởng như chỉ có ở một trung tâm Anh ngữ đắt đỏ nào đó. FSEL giúp mọi học sinh dễ dàng thực hiện ước mơ học tập, xây dựng tương lai của mình.

"Trong tương lai gần, FSEL sẽ tập trung cho ra mắt các chương trình tiếng Anh cho học sinh tiểu học, sinh viên Đại học để hoàn thiện lộ trình học tiếng Anh cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Đồng thời từ năm 2025, FSEL mở rộng đào tạo thêm các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh như tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, Tây Ban Nha… đặc biệt là tiếng Việt, góp phần hiện thực hoá mục tiêu “Giáo dục Việt cho tương lai Việt” của tập đoàn Atlantic", Chủ tịch Tập đoàn Atlantic chia sẻ thêm.

vih-1902.jpg
vih-1812.jpg
vih-1794.jpg
Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL

Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đánh giá, FSEL cung cấp một nền tảng học tập đa dạng và phong phú, đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho các kỳ thi học thuật phù hợp với học sinh Việt Nam ở từng độ tuổi định hướng học, thi IELTS, du học và xin học bổng, đồng thời hỗ trợ tốt cho việc học tiếng Anh tại nhà trường theo chương trình của Bộ GD-ĐT.

Bên cạnh đó, việc đưa hai chương trình tiếng Anh học thuật (Academic English) và Luyện thi IELTS (IELTS Pathway) vào thực tế là điều rất cần thiết vì hai chương trình được xây dựng bài bản và công phu phù hợp với định hướng của Bộ GD-ĐT, đưa tiếng Anh từng bước trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam.

FSEL phát huy được tối đa hiệu quả của lớp học tiếng Anh truyền thống và khắc phục nhược điểm cá nhân hóa mà lớp học truyền thống khó đạt được như: thúc đẩy sự tham gia tích cực của người học xuyên suốt vào bài giảng, nâng cao năng lực và thói quen tự học của người sử dụng, hỗ trợ học sinh Việt Nam trên mọi vùng miền có cơ hội được học tiếng Anh bài bản, theo lộ trình với đội ngũ giáo viên nước ngoài chất lượng.

vih-0149.jpg
Các kỹ xảo điện ảnh kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và công nghệ 3D mapping hiện đại tại Lễ ra mắt nền tảng FSEL
vih-0147.jpg
vih-0145.jpg
vih-0142.jpg

Tại lễ ra mắt, FSEL đã công bố Biên bản ký kết hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) nhằm mang tới giải pháp học tập hiện đại và hỗ trợ sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ chuẩn quốc tế. Đồng thời, hai bên cũng tiến hành phát triển chương trình đào tạo tiếng Việt trên nền tảng FSEL góp phần bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Việt và trên toàn thế giới.

Cũng trong khuôn khổ lễ ra mắt, FSEL công bố hợp tác với Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Kĩ năng Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa và triển khai chương trình học bổng "Ngôi Sao Khát Vọng - Reach for the Stars" năm học 2024-2025 cho học sinh tại các trường THCS, THPT thuộc hệ thống trường công lập tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt tại các địa bàn khó khăn.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.