Festival Ninh Bình 2024: Tái hiện những mốc son lịch sử của cố đô Hoa Lư

Với chủ đề “Dòng chảy di sản”, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, “giải mã” những giá trị tinh hoa rực rỡ của cố đô Hoa Lư.

Sáng 30.10, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”, diễn ra từ ngày 24 - 30.11 tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, Trưởng Ban tổ chức Festival Ninh Bình năm 2024 Nguyễn Mạnh Cường, đây là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng và định vị thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ của tỉnh Ninh Bình; đồng thời quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Ninh Bình và các vùng, miền trong cả nước đến với du khách trong nước và quốc tế.

festivalninhbinh1.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024. Ảnh: HQ

Điểm nhấn của Festival Ninh Bình lần thứ III là chương trình nghệ thuật khai mạc lúc 20 giờ ngày 24.11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Ninh Bình, với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Lấy ý tưởng từ hành trình lập đô, dời đô, định đô của các triều đại trong lịch sử, chương trình sẽ kết nối di sản ba kinh đô xưa: Hoa Lư, Thăng Long và Huế. Dòng chảy lịch sử đó đã hình thành nên những di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc độc đáo và quý giá của dân tộc, trường tồn với thời gian.

Chương trình nghệ thuật “Dòng chảy di sản” được xây dựng kết hợp âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại trên sân khấu chuyển động 3D mapping, để "giải mã" những câu chuyện huyền sử, dã sử và khơi mở những lớp trầm tích về giá trị tinh hoa rực rỡ của các cố đô.

festival-trang-an.jpg
Chương trình nghệ thuật “Dòng chảy di sản” lấy ý tưởng từ hành trình lập đô, dời đô, định đô của các triều đại trong lịch sử

Điểm mới của Festival năm nay là không gian Hội quán Dục Thúy Sơn sẽ chính thức ra mắt. Công viên Núi Thúy, thành phố Ninh Bình, sẽ được biến thành không gian triển lãm thơ đương đại ngoài trời kết hợp với trải nghiệm thưởng trà, ngâm thơ, ngắm trăng và nghe nhạc cổ truyền.

Chương trình Lễ hội đường phố diễn ra ngày 29.11 tại Cổng Tam quan, đường Tràng An, thành phố Ninh Bình, với các phần trình diễn trang phục, cổ phục và biểu diễn nghệ thuật đường phố của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh Ninh Bình. Chương trình còn quy tụ các làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương tham gia không gian chợ xưa nếp cũ, các trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm.

Trong khuôn khổ Lễ hội đường phố sẽ diễn ra đêm chung kết cuộc thi hóa trang thành các nhân vật lịch sử, quy tụ 20 thí sinh hóa thân xuất sắc nhất sau vòng thi trực tuyến (online).

Đáng chú ý, lần đầu tiên, một Đại nhạc hội dân gian điện tử được tổ chức để bế mạc Festival Ninh Bình 2024 vào 20 giờ ngày 30.11 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, với âm nhạc dân gian kết hợp với đương đại mang tên “Í A Fest”.

“Í A Fest” là cuộc đối thoại giữa dân gian và đương đại, giữa quá khứ với tương lai, giữa di sản và thời đại, giữa không gian và thời gian, bằng sự giao thoa giữa âm thanh và trải nghiệm thị giác. Lễ hội âm nhạc có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Phương Mỹ Chi, Double 2T, Ngũ Cung, Thanh Duy, Quách Mai Thy…

Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.