EVN tham gia Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023

Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) vừa khai mạc tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tham gia triển lãm với gian trưng bày, trình diễn sản phẩm công nghệ của Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC).

Đây là sự kiện quốc tế tiêu biểu, thường kỳ về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, để thúc đẩy các kết nối sâu rộng và hiệu quả giữa các chủ thể của hệ sinh thái, đồng thời mở rộng các liên kết, hợp tác với các đối tác quốc tế trong và ngoài nước.

EVN tham gia Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. Ảnh: EVN

Tại triển lãm, EVNICT trình diễn hệ thống EVNHES - hệ thống được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đã được nhận Giải thưởng Sao Khuê 2019. EVNHES là hệ thống duy nhất tại Việt Nam có thể kết nối được với tất cả các chủng loại thiết bị đo đếm trên hệ thống lưới điện của EVN; cung cấp các chức năng, công cụ quản lý, theo dõi, thu thập và xử lý thông tin dữ liệu đo đếm một cách tự động. Đây là một thành phần quan trọng trong phát triển lưới điện thông minh.

EVNHCMC trình diễn phần mềm Quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến (OMS) – sản phẩm “Make by EVN”; ứng dụng Chăm sóc khách hàng EVNHCMC; trình diễn giải pháp quảng cáo ngắn hạn trên các tủ panel bên ngoài trụ biến áp thân trụ thép đơn thân; giới thiệu ứng dụng câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo. 

Phần mềm OMS do đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật EVNHCMC tham gia nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ phần mềm lõi tiên tiến. OMS đã giúp EVNHCMC nâng cao năng lực quản lý vận hành lưới điện, chất lượng dịch vụ khách hàng và đặc biệt là nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Chương trình cũng được áp dụng rộng rãi trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam và được công nhận là sản phẩm “Make by EVN”.

Ngoài các chức năng cơ bản như cập nhật, thống kê, tính toán các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện, OMS được phát triển các nội dung mới như lưới điện được thể hiện trên sơ đồ đơn tuyến trực quan sinh động, thân thiện với người dùng (giống như sơ đồ vận hành), hoàn thiện liên kết với các chương trình khác để nâng cao năng lực quản lý vận hành lưới điện, có thể đăng ký và duyệt lịch cắt điện trực tuyến có tích hợp ký số...

Ứng dụng (App) Chăm sóc khách hàng EVNHCMC đang có khoảng 1,5 triệu khách hàng cài đặt, sử dụng. Khách hàng có thể theo dõi, giám sát tình hình sử dụng điện; đồng thời, giám sát được chất lượng dịch vụ của EVNHCM ở mọi lúc mọi nơi; Giải pháp quảng cáo ngắn hạn trên các tủ panel bên ngoài trụ biến áp thân trụ thép đơn thân là nỗ lực của EVNHCMC trong việc chỉnh trang, làm đẹp diện mạo đô thị. Các trụ biến áp được trang bị màn hình led; cung cấp thông tin hữu ích tới người dân; đồng thời xóa bỏ tình trạng dán, vẽ bậy trên các trạm biến áp.

EVN tham gia Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 -0
EVNICT trình diễn hệ thống EVNHES tại triển lãm. Ảnh: EVN

Gian triển lãm của EVN với các sản phẩm mang dấu ấn đổi mới, sáng tạo của người làm điện Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của đông đảo quan khách, đại biểu. Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 thu hút sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước.

Công nghệ

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn