Bài cuối: Táo bạo, đột phá hơn nữa trong thực hiện Quy hoạch -0

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho địa phương, gắn với lợi ích của vùng, của quốc gia nên cần phải có tầm chiến lược, có tư duy mới, cách làm mới. Do đó, tỉnh cần mạnh dạn, táo bạo và đột phá hơn trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

Bài cuối: Táo bạo, đột phá hơn nữa trong thực hiện Quy hoạch -0

- Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét Thái Nguyên là một trong những địa phương làm tốt nhất Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – vì sao vậy, thưa ông?

- Tại phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên ngày 5.7.2022, các thành viên Hội đồng đều đánh giá cao Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, cho rằng đây là bản quy hoạch có chiều sâu, phương pháp tiếp cận khoa học, hiện đại với số liệu minh chứng rõ ràng đầy đủ; các phân tích, lý giải logic, thuyết phục và xác đáng.

Có thể thấy, việc tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai một cách bài bản, khoa học, tuân thủ quy trình lập quy hoạch, có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lập quy hoạch, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong tỉnh với tư vấn lập quy hoạch.

Tỉnh cũng hết sức cầu thị trong việc tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các tổ chức, địa phương có liên quan cũng như sự tham gia đóng góp của các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên có những lợi thế trong quá trình lập quy hoạch, đó là Bộ Chính trị đã sớm ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10.2.2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ sở để định hướng cho sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh trong vùng.

Đặc biệt, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thể hiện tâm huyết của toàn bộ hệ thống chính trị và các cấp chính quyền, nhân dân của tỉnh, là nỗ lực của các chuyên gia tư vấn với mục tiêu xây dựng bản quy hoạch không phải tốt nhất mà là hiệu quả nhất, phù hợp nhất, tương xứng nhất với tiềm năng của tỉnh.

Bài cuối: Táo bạo, đột phá hơn nữa trong thực hiện Quy hoạch -0

Bài cuối: Táo bạo, đột phá hơn nữa trong thực hiện Quy hoạch -0

- Theo ông, khi triển khai thực hiện Quy hoạch, tỉnh Thái Nguyên cần lưu ý điều gì?

- Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho địa phương, gắn với lợi ích của vùng, của quốc gia nên cần phải có tầm chiến lược, có tư duy mới, cách làm mới.  

Theo đó, UBND tỉnh cần mạnh dạn, táo bạo và đột phá hơn trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch; chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện quản lý quy hoạch; tham mưu đề xuất và tổ chức triển khai các nội dung theo quy hoạch, gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tiếp tục phát huy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Cần phải khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành về xây dựng, đất đai bảo đảm phù hợp Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, làm cơ sở đề xuất cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, tạo không gian mới, động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Bên cạnh lợi thế về vị trí, về cơ sở hạ tầng, Thái Nguyên có thế mạnh về sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo; là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; là trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe, trung tâm du lịch, trung tâm chuyển đổi số năng động.

Thái Nguyên cũng là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh với những địa điểm quan trọng như: Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa, khu vực sườn Đông Tam Đảo, di tích Lý Nam Đế, di tích lịch sử Đại đội 915… Do vậy, Thái Nguyên cần phải phát huy hơn nữa trong thu hút các nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế, có tiềm năng, nhất là đầu tư cho du lịch, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn, du lịch tâm linh...

Tôi nghĩ rằng, các cấp, các ngành cần bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện quy hoạch một cách quyết liệt, hiệu quả. Tỉnh cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng (công nghiệp, điện, giao thông, thương mại, du lịch…); thực hiện hiệu quả phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt; chú trọng, phát huy tiềm năng lợi thế về phát triển công nghiệp, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, cũng chính là khu vực động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, khẩn trương huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông với các tuyến đường trọng điểm như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, đường Vành đai V; đường liên kết, kết nối tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc; các tuyến đường quốc lộ…

Bài cuối: Táo bạo, đột phá hơn nữa trong thực hiện Quy hoạch -0

- Công tác quy hoạch là nhiệm vụ khó, phức tạp, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Các địa phương khác có thể tham khảo được kinh nghiệm gì từ bản quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên không, thưa ông?

- Ngay sau khi công bố Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, Nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghệ Guanhong (Trung Quốc) sản xuất thiết bị truyền thông đã cam kết đầu tư với tổng số vốn là 80 triệu USD. Nhiều nhà đầu tư về máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử được khánh thành tại Khu Công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên, Thái Nguyên). Gần đây nhất, Tập đoàn Sunny Group đã thoả thuận đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Khu Công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên, Thái Nguyên)…

Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã có 8 dự án FDI được cấp mới, với tổng số vốn đăng ký là 98,2 triệu USD. Qua đó cho thấy, tỉnh Thái Nguyên đã tạo được “đòn bẩy”, biến Thái Nguyên thành “mảnh đất hứa” cho các nhà đầu tư.

Hiện đã có 10 Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các bản quy hoạch này cơ bản phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các địa phương còn lại đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch. Điều các địa phương có thể rút ra đó là Quy hoạch tỉnh phê duyệt càng sớm thì sẽ sớm có động lực mới, dự án mới và nhà đầu tư mới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Chi An
Trình bày: Xuân Tùng

EMagazine

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: