Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Nghị quyết 30 của Quốc hội và bước đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường

Tư duy sáng tạo, trách nhiệm trước dân khi vận hành bộ máy vượt qua tình huống khó khăn, trong “tình trạng cấp thiết” được thể hiện sâu sắc ngay từ kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XV khi hoạt động lập pháp “xung kích” gỡ khó trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Và Nghị quyết 30 của Quốc hội không chỉ là bước đột phá của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nhằm giải quyết vấn đề cấp bách, khác với lệ thường mà còn mở đường cho bước đổi mới hoạt động lập pháp chuyên nghiệp, mạnh mẽ, thiết thực, cụ thể và hiệu quả.

Bước đột phá cho hoạt động lập pháp chuyên nghiệp

Bối cảnh chưa có tiền lệ cần có quyết định chưa có tiền lệ khi đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, số lượng người mắc bệnh, tử vong tăng nhanh, nguồn cung ứng vaccine trên toàn thế giới còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân… Vì vậy, cần quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch.

"Nghị quyết 30 thể hiện tư duy, trí tuệ và sự nhạy bén trong ứng phó tình huống cấp bách. Việc làm chưa có tiền lệ này đã khẳng định Quốc hội luôn sẵn sàng đổi mới, sáng tạo, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của cơ quan đại diện cao nhất đối với đất nước, đối với Nhân dân, lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm sự bình yên cho Nhân dân. Đây là tiền đề giúp giải quyết nhanh, trách nhiệm những ách tắc, cản trở cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội."- TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chia sẻ. Và đột phá nào cũng phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ lợi ích Nhân dân trên hết và trước hết. “Chính sách ban hành phải trên cơ sở vì quyền lợi cao nhất của người dân, vì đất nước. Nghị quyết 30 là bài học vô cùng quý giá, thậm chí là vô giá trong công tác chỉ đạo, điều hành."- PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội nhấn mạnh.

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chia sẻ: "Trong bối cảnh cấp bách phòng chống đại dịch, thực hiện Kết luận số 07-KL/TW ngày 11.6.2021 của Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ, yêu cầu cần nghiên cứu ngay để trình Quốc hội có quyết sách lập pháp mạnh mẽ nhất, trao quyền chủ động cho Chính phủ áp dụng các biện pháp đặc biệt, cấp thiết phòng chống dịch và huy động mọi nguồn lực để đối phó với dịch bệnh như trong “tình trạng khẩn cấp” quốc gia. Và gần như ngay lập tức, cả guồng máy của Quốc hội, Chính phủ vào cuộc, làm việc cả ngày cả đêm, không có ngày nghỉ với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo trực tiếp để kịp xây dựng, trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết 30 trong thời gian ngắn nhất."

Từ chủ động về nội dung thẩm quyền đến linh hoạt trong cách làm và đặc biệt là phát huy trách nhiệm của các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện nghị quyết, một Quốc hội làm việc như “thời chiến”; đội ngũ tham mưu hầu như “ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ” làm việc xuyên đêm, chạy đua với thời gian, phối hợp chặt chẽ từng giờ giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo tạo sự thấu hiểu, thống nhất cao “thần tốc” trình Quốc hội. Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ bằng xây dựng và ban hành Nghị quyết 30, một Quốc hội hiện hữu trong lòng dân, đại diện cho dân, phản ánh ý chí nguyện vọng của dân kịp thời và mạnh mẽ; một Quốc hội chuyên nghiệp ngày càng thể hiện rõ.

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Nắm bắt thực tiễn, lắng nghe nguyện vọng của Nhân dân và phát huy quyền chủ động của cơ quan quyền lực tối cao để ra quyết định kịp thời là quyết định mở đường cho bước đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Quốc hội trong mọi tình huống. TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh: "Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, Quốc hội Việt Nam tiếp cận dần tới những nguyên lý phổ quát, kinh điển của nghị viện các nước trên thế giới, đó là tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở cả Quốc hội, ở cả các thiết chế của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội. Và Nghị quyết 30 thể hiện lớn nhất điều đó. Bám sát thực tiễn sinh động để ban hành Nghị quyết - Đây là nắm bắt rất “nhạy cảm” của Quốc hội và nhạy cảm đó xuất phát từ tính chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà Nghị quyết 30 kịp thời ra đời đã gần như vạch một “đường chỉ đỏ” trong suốt thời kì mà dịch bệnh, cũng như là trải qua dịch bệnh và phục hồi kinh tế.” .

Còn theo Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa- Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Túc: “Nghị quyết 30 mở đầu cho giai đoạn đổi mới toàn diện về công tác hoạt động của các cơ quan nhà nước lấy người dân làm trung tâm. Như lời căn dặn của Bác

Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong"

Nghị quyết 30 - Đạo luật mở đường

Chưa bao giờ nghị quyết kỳ họp Quốc hội đầu tiên lại chứa đựng nội dung “điều hành, xử lý tình huống khấn cấp” nhanh, mạnh, bằng quy phạm pháp luật cụ thể, rõ ràng đến như vậy. Chính trong bối cảnh này, nghị quyết đã mở đường và gợi lên những bước tiến của một Quốc hội đồng hành, hành động, song hành với Chính phủ và thực thi vai trò cơ quan quyền lực tối cao, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân bằng hoạt động lập pháp gắn chặt với thực tiễn quản lý nhà nước và xã hội kịp thời nhất. Một Quốc hội của dân, do dân, vì dân thực sự phát huy quyền lực tối cao và sử dụng quyền lực ấy một cách hiệu quả, nhanh và thiết thực nhất. Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Nghị quyết 30 mang tính quy phạm pháp luật, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện dịch bệnh và điểm mấu chốt nhất đó là nâng cao tính pháp quyền trong hoạt động lập pháp và công vụ.”

Nghị quyết như đạo luật trong “tình trạng khẩn cấp” và mở đường cho luật hóa một số điều dưới dạng nghị quyết chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh những vấn đề cần thiết và cấp thiết dần dần ra đời. Đây có thể xem là bước đột phá về phương thức tổ chức hoạt động; thể hiện một Quốc hội đi đầu, bước vào thời kỳ hiện đại, hòa nhập, thích ứng nhanh chóng với những biến đổi, đòi hỏi thực tiễn và hành động quyết liệt, cụ thể. Nghị quyết 30 đã mở ra một định hướng mới đó là ban hành những đạo luật cụ thể, điều chỉnh những vấn đề cụ thể, cấp thiết dưới hình thức văn bản nghị quyết chứa quy phạm pháp luật. Thực hiện việc cụ thể hóa chính là tiếp bước đến minh định rõ thêm thực hiện, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.

"Trước đây, Quốc hội chưa vươn lên để quy định một cách cụ thể thì Chính phủ vừa tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, vừa ban hành một số chính sách pháp luật cụ thể. Điều đấy dễ nảy sinh lợi ích nhóm trong ban hành chính sách. Khi cụ thể hóa được thì Quốc hội có điều kiện để cân bằng lợi ích ba bên… Đấy cũng là ý nghĩa mà Nghị quyết 30 hướng tới việc hoạch định chính sách pháp luật phải cụ thể.”- TS Nguyễn Đình Quyền nói.

Bài 2: Từ đột phá… đến mở đường -0

Các nhà lập pháp có thể xem xét nội dung Nghị quyết 30 của Quốc hội rất đặc biệt, khác cách làm nghị quyết chung, giao quyền và kêu gọi. Nó hướng tới những hành động hành pháp cụ thể từ quản lý hành chính hay đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng hay là quyết định nguồn ngân sách ngayĐây thực sự là giải pháp “điều hành” từ Quốc hội, do Quốc hội và theo Quốc hội thực hiện khi đã trao “thượng phương bảo kiếm” cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ “ra trận”. Có thể thấy quy định rất cụ thể như: Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; áp dụng biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan; áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; Thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vaccine phòng dịch Covid-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2021.

Trong “nguy có cơ” và từ thích ứng với tình trạng “khẩn cấp” đến đáp ứng yêu cầu đổi mới, bước đột phá lập pháp từ ban hành Nghị quyết 30 đã mở đường cho hoạt động lập pháp chuyên nghiệp, chủ động, theo sát thực tiễn, phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân ban hành các đạo luật kịp thời để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh sống động, cụ thể. Từ đó, tạo động lực, mở ra chương mới cho Quốc hội hành động và tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của đại biểu dân cử, của cơ quan dân cử và của bộ máy Nhà nước.

Thanh Hà và nhóm phóng viên

Tài liệu tham khảo

- Nghị quyết số 30/2021/QH15.

- Tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.

- Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.

- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV.

- Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

- Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

- Báo cáo của Bộ Y tế tổng kết việc triển khai thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Luật Dược 2016 và việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 của Quốc hội.

- Tờ trình của Chính phủ đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
 .....

EMagazine

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài
Chính trị

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 16.4, tại Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức. Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031".


Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Chuyên đề:

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Cùng vun đắp, phát huy truyền thống sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam, đưa đất nước ta ngày càng phát triển
Chính trị

Cùng vun đắp, phát huy truyền thống sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam, đưa đất nước ta ngày càng phát triển

Sáng 9.4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Mọi nghị sĩ, mọi quốc gia hãy hành động mạnh mẽ, cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện đầu tiên phát biểu tại Phiên họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường

Với tầm nhìn đến 2030 và 2045, Nghị quyết số 57 đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, cạnh tranh toàn cầu nhờ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo​. Để hiện thực hóa khát vọng này, cần một hệ thống giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo bứt phá trên tất cả các phương diện: thể chế chính sách, nguồn lực nhân tài, doanh nghiệp và hệ sinh thái, hạ tầng và hợp tác quốc tế. Hãy chung tay gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chính trị

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước.
Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”
Xã hội

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Trong suốt hành trình 37 năm hình thành và phát triển, gắn kết trách nhiệm với xã hội và sự phát triển bền vững cộng đồng chính là truyền thống tốt đẹp của Agribank. Phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa mạnh mẽ và trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của Agribank.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.