Dưới thời của Chủ tịch Mai Quốc Long, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) dính án phạt nghiêm trọng về môi trường, bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Được biết, ngày 24.5.2023, Nhiệt Điện Phả Lại đã có biến động về nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Mai Quốc Long đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của PPC. Trước đó, ông Long là Kế toán trưởng của Tổng Công ty phát điện 2 (EVNGENCO2).

Mới đây, Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam vừa thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (Nhiệt điện Phả Lại; mã chứng khoán: PPC) với vấn đề cần nhấn mạnh.

Theo đó, đơn vị kiểm toán cho biết, trong năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại chịu mức nộp phạt hành chính về vi phạm môi trường cùng với hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác cung ứng điện thay thế nguồn điện huy động từ Nhiệt điện Phả Lại.

Dưới thời của Chủ tịch Mai Quốc Long, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) dính án phạt nghiêm trọng về môi trường, bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục -0
Nhiệt điện Phả Lại dính án phạt nghiêm trọng về môi trường

Tại thời điểm Báo cáo tài chính bán niên năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại đang thực hiện các biện pháp khắc phục và tiếp tục hoạt động sản xuất theo kế hoạch huy động nguồn điện cho năm 2024, khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án khắc phục vi phạm môi trường.

“Những điều kiện này cùng với các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh số 2 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại”, Kiểm toán Deloitte Việt Nam nhấn mạnh.

Được biết, trước đó trong năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại đã có các hành vi vi phạm như thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền I.

Cụ thể, bụi tổng vượt 3,35 lần, SO2 vượt 2,37 lần, NOx vượt 1,11 lần, với lưu lượng 167.949 m3/giờ, theo quy định tại điểm v, khoản 5 và khoản 6, Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Công ty còn thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền II.

Cụ thể, SO2 vượt 2,58 lần, NOx vượt 1,34 lần, với lưu lượng 331.700 m3/giờ, theo quy định tại điểm v, khoản 4 và khoản 6, Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7.7.2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Với các hành vi vi phạm trên, Bộ Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại tổng mức tiền phạt hơn 3,92 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động của Công ty trong thời hạn 12 tháng.

Về tình hình kinh doanh, trong nửa đầu năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận doanh thu đạt 4.465,31 tỷ đồng, tăng 64,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 251,23 tỷ đồng, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 4,4% lên 5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 86,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 103,64 tỷ đồng lên 223,13 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 21,1%, tương ứng giảm 30,55 tỷ đồng về 113,99 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37,2%, tương ứng tăng thêm 17,37 tỷ đồng lên 64,04 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

6 tháng đầu năm 2024 mặc dù hụt doanh thu tài chính và tăng chi phí quản lý nhưng lợi nhuận sau thuế của Nhiệt điện Phả Lại vẫn tăng 24,8%, nguyên nhân do doanh thu tăng và cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Trong năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại đặt kế hoạch doanh thu 8.755,6 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế 427,25 tỷ đồng, tăng 11,7% so với thực hiện trong năm 2023.

Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 271,78 tỷ đồng, Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành 63,6% so với kế hoạch năm.

Ngoài ra về dòng tiền, mặc dù lãi tăng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại lại ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 16,08 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 465,49 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng trong kỳ, dòng tiền đầu tư dương 312,07 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm tới 305,79 tỷ đồng.

Dưới thời của Chủ tịch Mai Quốc Long, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) dính án phạt nghiêm trọng về môi trường, bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục -0
Lãnh đạo EVNGENCO2 tặng hoa chúc mừng ông Mai Quốc Long, Chủ tịch HĐQT Nhiệt điện Phả Lại. (nguồn: PPC)

Được biết, ngày 24.5.2023, Nhiệt Điện Phả Lại đã có biến động về nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Mai Quốc Long đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của PPC. Trước đó, ông Long là Kế toán trưởng của Tổng Công ty phát điện 2 (EVNGENCO2).

Trước đó 1 tháng, PPC cũng thông báo về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Trước khi giữ vị trí CEO, ông Hải là người đại diện nguồn vồn của EVNGENCO2 tại Nhiệt điện Phả Lại.

Dưới thời của Chủ tịch Mai Quốc Long, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) dính án phạt nghiêm trọng về môi trường, bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục -0
Lãnh đạo EVNGENCO2 tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Hoàng Hải nhận quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Nguồn: PPC)

Việc đưa người từ EVNGENCO2 cho thấy động thái siết chặt lại hoạt động của PPC từ cơ quan chủ quản. Bởi lẽ, trong năm 2023 vừa qua, hàng loạt nguyên lãnh đạo cấp cao của Nhiệt điện Phả Lại đã bị đưa ra xét xử về các tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.