Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Khai thông các điểm nghẽn phát triển

“Rất chia sẻ với cơ quan soạn thảo, vì sửa Luật Điện lực trong bối cảnh hiện nay là một nhiệm vụ khó khăn”, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, mở đầu câu chuyện. Bởi lẽ, Luật vừa phải đặt an ninh năng lượng và ổn định hệ thống là ưu tiên hàng đầu, vừa phải bảo đảm được các mục tiêu và cam kết về chuyển dịch năng lượng xanh của Việt Nam.

Với những mục tiêu đa chiều như vậy, dự thảo Luật có thể chưa hoàn toàn đầy đủ hoặc đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của các tổ chức liên quan. “Tuy nhiên ở giai đoạn này, sớm ban hành Luật là rất cần thiết và phải chấp nhận sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để có những điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn tiếp sau”, PGS.TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, cái được lớn nhất khi sớm ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là giúp “khơi thông các điểm nghẽn, các vướng mắc về chính sách, pháp luật để cải cách, đổi mới ngành điện hiệu quả hơn, sát với thực tiễn hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển” - một nhiệm vụ “vô cùng cấp bách hiện nay”.

Đóng vai trò tối quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội song ngành điện đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó có những thách thức nghiêm trọng. Có thể kể đến nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng nhanh, từ 8 - 10% mỗi năm trong các năm tới, khiến nguy cơ thiếu điện có thể kéo dài trong ngắn - trung và dài hạn tới 2050, theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021.

truyen-tai-dien-jpeg-3123-1688877306.jpg
Công nhân bảo dưỡng trên đường dây 500 kV Bắc - Nam

Những bước tiến lớn trong phát triển năng lượng tái tạo đã giúp cải thiện một phần vấn đề thiếu điện, nhưng chưa đủ để bù đắp hoàn toàn. Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đến cuối năm 2023 đã có 19.000MW điện mặt trời tập trung trong tổng công suất nguồn điện. Nguồn điện gió ngoài khơi có tiềm năng rất lớn, lên tới khoảng 600GW, nhưng chưa có dự án nào được triển khai.

Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, cộng với việc thay đổi cơ cấu nguồn điện từ điện than, điện khí truyền thống sang các nguồn năng lượng tái tạo, đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý trong việc điều độ hệ thống điện, xây dựng và phát triển lưới điện.

“Đây là những bài toán khó cần sớm có lời giải”, PGS.TS. Ngô Trí Long nói và một lần nữa khẳng định: “Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) là bước đi quan trọng nhằm khai thông các điểm nghẽn, củng cố và hoàn thiện khung pháp lý tạo nền tảng vững chắc để phát triển ngành điện lực, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

Không ban hành luật thì không có cơ sở triển khai dự án điện

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, cũng cho rằng: “Xét về bản chất, mục tiêu và ý nghĩa, việc thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại kỳ họp này rất quan trọng, cấp thiết”. Phương án tốt nhất, theo ông, đó là cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực, thời gian tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm chất lượng và giải trình thỏa đáng để luật được thông qua.

Lý giải ở lát cắt cụ thể, ông Phan Đức Hiếu cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có rất nhiều cơ chế pháp lý để triển khai các dự án điện, do đó “ban hành luật càng sớm càng tốt”. Chậm ban hành luật sẽ ảnh hưởng đến tính cấp bách của việc phát triển các dự án điện, thậm chí ảnh hưởng tới nguồn cung vì một dự án điện đòi hỏi thời gian chuẩn bị và triển khai nhất định. “Càng sớm có cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư triển khai thăm dò, khảo sát, chuẩn bị triển khai dự án điện thì càng tốt”, ông Hiếu nói ngắn gọn.

img-20221220-101044-9086.jpg
Cánh đồng điện gió Ninh Thuận

Nhìn xa hơn, theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chậm ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ làm lỡ mất cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, tự động hóa, bán dẫn, và các ngành sản xuất khác có nhu cầu sử dụng năng lượng sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Thực tế, tại Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp FDI trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024) vào tháng 3 vừa qua, nhiều ý kiến cho biết, không đủ điện hiện là yếu tố lớn khiến các doanh nghiệp, đặc biệt công ty công nghệ cao, chần chừ khi rót vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Như vậy, cần sớm ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) để Việt Nam không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư và bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định trong thời gian tới, PGS.TS. Ngô Trí Long đề xuất.

Phát huy tinh thần quyết liệt của Luật Đất đai 2024

Theo dõi sát sao tiến trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng dự thảo Luật về cơ bản đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trong đó, điểm tiến bộ nổi bật là phân quyền nhiều hơn cho Chính phủ, Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền trong việc ban hành các quyết định, quy trình, quy định liên quan đặc thù của ngành điện. Các văn bản có tính pháp lý bổ trợ cho Luật Điện lực này sẽ được cập nhật, thay đổi linh hoạt, thường xuyên hơn nhằm đáp ứng các thay đổi nhanh về công nghệ, nhu cầu điện năng, phát triển kinh tế cũng như thiết kế, vận hành các cơ chế thị trường điện, hệ thống điện tương ứng. Nhờ đó, tăng tính khả thi và ổn định của dự luật trước những thay đổi của thực tiễn.

Điểm nữa đáng chú ý là dự thảo Luật bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.

Tuy nhiên, điều rất quan trọng khi dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua là “phải phát huy tinh thần quyết liệt của Luật Đất đai năm 2024 trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành”, ông Phan Đức Hiếu đặc biệt lưu ý. Bởi, “thông qua Luật này rất cấp thiết, thông qua sớm sẽ mang lại tác dụng tốt, nhưng nếu chậm ban hành văn bản hướng dẫn thì lợi ích của Luật giảm đi rất nhiều”.

Cùng với đó, các cơ quan nhà nước “phải chuẩn bị kỹ lưỡng, phải sẵn sàng ngay khi Luật có hiệu lực”, nhất là trong giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư. Theo đó, cần đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực của các cơ quan liên quan để bảo đảm Luật có hiệu lực là thực thi được ngay.

Ngoài ra, do việc thực hiện Luật này tương đối khó, ông Phan Đức Hiếu gợi ý có thể nghiên cứu thành lập Tổ công tác hoặc bộ phận thường trực của Chính phủ hoặc Bộ Công Thương để hướng dẫn chuyên môn, phát hiện các vướng mắc và xử lý kịp thời.

Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải
Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

Ngay khi sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau, chỉ cần quét mã QRcode nằm bên trong bao phân bón, bà con nông dân có cơ hội trúng xe máy Honda Blade, nhẫn vàng 1 chỉ 99,99 cùng hàng trăm nghìn thẻ nạp hấp dẫn nhiều mệnh giá. Đây là chương trình Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 với tổng giá trị lên tới 21 tỷ đồng, triển khai tới hết 28.2.2025 trên toàn quốc.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.
Kinh tế

Giá điện khí LNG cần theo cơ chế thị trường

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, chi phí nhập khẩu LNG thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất điện; giá LNG thường biến động do nhiều yếu tố như cung - cầu toàn cầu, biến đổi khí hậu, chính sách năng lượng và các khủng hoảng địa chính trị. Do đó, cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.

Đại diện Vietsovpetro nhận chứng nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Kinh tế

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Tại Diễn đàn Quốc gia thường niên văn hóa với doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động "Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" (Ban tổ chức 248) đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp; trong đó, có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.

PGS. Thịnh
Kinh tế

Khắc phục hậu quả bão lũ không thể chỉ trông vào ngân hàng

Nhấn mạnh vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3 là rất quan trọng, song PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể chỉ trông chờ vào hệ thống ngân hàng. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải cùng vào cuộc, và cần có một khoản ngân sách riêng cho công tác này.

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
Thị trường

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng

Ngày 11.11, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp dành cho khách hàng Hội viên Dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên. PVcomBank Premier Lounge sẽ phục vụ khách hàng từ 07h đến 20h tất cả các ngày trong tuần.

 Ra mắt siêu đô thị CaraWorld sát sân bay quốc tế Cam Ranh
Bất động sản

Ra mắt siêu đô thị CaraWorld sát sân bay quốc tế Cam Ranh

TP. Cam Ranh đang trên đà chuyển mình với sự phát triển mạnh mẽ từ hạ tầng và du lịch, mở ra một vận hội lớn chưa từng có. Tại trung tâm thành phố biển này, CaraWorld - một siêu đô thị 800 ha đang dần hiện lên với tham vọng định vị Cam Ranh trở thành điểm đến độc lập trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”
Doanh nghiệp

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank”) được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó tiếp tục khẳng định xếp hạng nhà phát hành “BB-” của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.