Nhìn lại phiên giám sát tối cao của Quốc hội về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn

Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.

Không vì khó, nhạy cảm mà né tránh

Theo dõi diễn biến phiên họp ngày 28.10.2024 của Quốc hội, nhiều cử tri bày tỏ hài lòng về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” của Đoàn giám sát Quốc hội cũng như ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận.

Khởi công Dự án Nhà ở xã hội Tràng Cát - Hải Phòng (giai đoạn 1), đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 10.000 người. Ảnh: Hoàng Tùng
Khởi công Dự án Nhà ở xã hội Tràng Cát - Hải Phòng (giai đoạn 1), đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 10.000 người. Ảnh: Hoàng Tùng

Một chuyên đề khó và nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực, bộ, ban, ngành, địa phương. Mổ xẻ kỹ ra có rất nhiều vấn đề và bài toán nan giải từ thực tiễn, nhất là vấn đề giữa cung - cầu bất động sản và nhà ở xã hội hiện nay; bao giờ người có thu nhập thấp mới có cơ hội sở hữu đất đai và nhà ở xã hội khi giá cả thị trường bất động sản và nhà ở xã hội ngày càng leo thang...; vấn nạn cò đất hay những “điểm nghẽn” trong vấn đề đấu thầu, đấu giá… Kết quả giám sát chỉ ra rất rõ những mặt được và chưa được; kiến nghị các giải pháp tháo gỡ. Đây là một chuyên đề giám sát có chất lượng và ý nghĩa lớn, nhất là giai đoạn hiện nay chúng ta đang triển khai thực thi quy định của Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi - cử tri Nguyễn Tuấn Anh, thành phố Vinh, Nghệ An bày tỏ.

Giá đất cao về mặt quy định thì Nhà nước sẽ thu được thuế nhưng trên thực tế không ít vụ việc người đấu bỏ cọc. Nhưng giá đất không vì thế mà giảm mà tự lập trình mức cao hơn. Hệ quả là người nghèo có nằm mơ cũng không thể mua nổi đất mà Nhà nước cũng không thể đấu giá hết số lô đã quy hoạch đấu giá và thị trường đóng băng. Ngoài ra, còn có tình trạng lãng phí đất đai rất lớn khi người có tiền mua đất lại không có nhu cầu làm nhà ở mà người có nhu cầu làm nhà ở lại không có đủ tiền mua đất. Do đó nên mới có thực tế, đất đấu giá nhiều nhưng được khai thác sử dụng làm nhà ở chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Điều này cũng là một sự lãng phí. Kỳ vọng sau cuộc giám sát này, Nghị quyết về kết quả giám sát của Quốc hội sẽ có những giải pháp hiệu quả cũng là đáp án cử tri mong chờ nhất.

Điểm tựa để thực thi các luật mới

Mục tiêu chuyên đề giám sát của Quốc hội đưa ra là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, kịp thời ban hành các văn bản để Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu sớm đi vào cuộc sống.

Thực tiễn triển khai thực thi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đang gặp phải một số vướng mắc. Ngoài một số văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Trung ương ban hành chậm qua các diễn đàn, báo cáo chúng ta thấy rất rõ nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền để thực thi, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương. Mặt khác, nhiều cán bộ chuyên trách chưa nắm luật, chưa được tham gia các chương trình phổ biến, tập huấn về quy định mới cũng là hạn chế.

“Đơn cử như Luật Đất đai, khó nhất là vấn đề điều chỉnh giá đất. Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 về việc chuyển tiếp sử dụng Bảng giá đất quy định: Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31.12.2025; trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Một thực tế hiện nay là giá đất được thông qua tại nhiều địa phương đang thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, nhiều địa phương đang lúng túng trong điều chỉnh. Chậm hoặc không điều chỉnh giá đất gây hệ lụy rất lớn đến sự phát triển cũng như giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho dân liên quan đến giá đất - cử tri Phan Thị Lý, thành phố Đông Hà, Quảng Trị chia sẻ.

Khoản 7 Điều 55 Nghị định 102 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 quy định "việc lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu". Tuy nhiên, Luật Đấu thầu cũng chưa quy định rõ ràng về đấu giá, khi áp dụng quy định về đấu thầu trong lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá lại gặp phải rào cản trong việc xác định dịch vụ đấu giá tài sản là tư vấn hay phi tư vấn. Điều này cũng gây bối rối cho nhiều địa phương trong việc chấp hành quy định của luật - cử tri Trần Thị Liêm, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Hy vọng giải pháp các Bộ trưởng đưa ra khi giải trình tại Quốc hội về nội dung giám sát sẽ sớm được hiện thực hóa. Trong đó, điều cử tri mong mỏi nhất là việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện bài bản, đúng trình tự; điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất; rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán trúng đấu giá, đồng thời công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc; tăng cường biện pháp bảo đảm nguồn cung bất động sản nhà, đất ở có giá cả hợp lý; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đây cũng là điều Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết tại phiên thảo luận. Thực hiện tốt sẽ là điều kiện cần để các luật sớm đi vào cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm cuộc sống của người dân được ấm no, hạnh phúc như mục tiêu cuộc giám sát cũng như ý nghĩa, giá trị cao cả của pháp luật suy cho cùng là để người dân được sống đúng, sống hạnh phúc hơn.

Diễn đàn

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu
Diễn đàn

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu

Dưới điều hành linh hoạt, khoa học của chủ tọa, nhiều vấn đề “nóng” như ngăn chặn, xử lý thông tin giả, sai sự thật, tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội; tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra trên không gian mạng... đã được giải trình, làm rõ phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV. Làm rõ một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các giải pháp khắc phục sau phiên họp này, người đứng đầu UBND tỉnh tin tưởng với quyết tâm cao độ, Thái Nguyên sẽ thích ứng linh hoạt để hoàn thành mọi mục tiêu.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược
Diễn đàn

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc lớn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn đề nghị: UBND tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường thu hút, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, kết nối các nhà đầu tư chiến lược…

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế
Diễn đàn

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,5% trong năm 2025 đòi hỏi nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ… Một trong những chìa khóa để kích đà tăng trưởng, theo các đại biểu ở mỗi trụ cột kinh tế, cần khơi thông các rào cản, tạo động lực cho sự phát triển.

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu bế mạc kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua các quyết sách kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn nhấn mạnh: trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, toàn diện, HĐND tỉnh đã thông qua 56 nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách và quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược.

Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa Đinh Ngọc Thúy trình bày báo cáo giám sát tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII là kết quả giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt Khu kinh tế Vân Phong

Thẩm tra công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc nội dung kiến nghị của các Đoàn giám sát HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trong năm 2024; có giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vân Phong…

Kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách

Với quyết tâm đổi mới, trách nhiệm và hành động, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, kịp thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách của tỉnh…

Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa - ảnh Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 cả nước

Sáng 12.12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Một trong những điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024 là tốc độ tăng trưởng đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; thu ngân sách Nhà nước đạt trên 54.000 tỷ đồng - số thu cao nhất từ trước đến nay.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Sắp xếp bộ máy tinh gọn phải song song với tinh giản biên chế

Về tinh gọn tổ chức bộ máy, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Sở Nội vụ rà soát, xây dựng dự thảo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 15.12.2024. Sắp xếp bộ máy tinh gọn phải song song với tinh giản biên chế mới đạt hiệu quả. Phải thực hiện trên tinh thần lựa chọn, giữ lại người tài năng, quyết liệt loại bỏ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm. Cần có tinh thần, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu khai mạc kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Chất vấn đúng, trúng các vấn đề cử tri quan tâm

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khóa VII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn nhấn mạnh đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu thật kỹ các báo cáo, tờ trình được đưa ra, từ thực tiễn của ngành, lĩnh vực và địa phương, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng; chất vấn đúng, trúng các vấn đề mà cử tri quan tâm, đáp ứng mong đợi của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Giám đốc BHXH tỉnh Hồ Minh Thế trả lời chất vấn tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Diễn đàn

Trực diện, thẳng thắn và trách nhiệm

Chiều 10.12, tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Bắc Ninh tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với đối với Sở Nội vụ; Bảo hiểm Xã hội; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã tập trung làm rõ những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm.

Tổ 2 gồm đại biểu khu vực thành phố Bắc Ninh và huyện Lương Tài
Diễn đàn

Xác định rõ giải pháp đột phá

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10.12, Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Bắc Ninh tiến hành thảo luận tổ. Phiên thảo luận tổ ghi nhận tổng số có 45 lượt ý kiến phát biểu. Về cơ bản, các đại biểu đồng tình và thống nhất với nhận định, đánh giá về kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo năm 2025 mà UBND tỉnh trình tại kỳ họp, cũng như các tờ trình, dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Toàn cảnh kỳ họp
Diễn đàn

Phát triển Bắc Ninh nhanh và bền vững

HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX vừa khai mạc Kỳ họp thứ 24 - kỳ họp thường lệ cuối năm nhằm xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Các đại biểu quyết tâm, bước sang năm 2025, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiếp tục có những tư duy đổi mới cùng các giải pháp đột phá, nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế, đưa Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Đột phá phát triển từ các chính sách đặc thù
Diễn đàn

Đột phá phát triển từ các chính sách đặc thù

UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan hữu quan chủ động, tích cực xây dựng cơ sở pháp lý đối với những vấn đề mới, xu hướng mới. Nhất là nghiên cứu xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành một số chính sách đặc thù của địa phương nhằm tạo đột phá phát triển. Đó là: chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp thế hệ mới; khuyến khích, mời gọi các nhà đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, điện, điện tử, chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI
Diễn đàn

Tạo đồng thuận cao nhất của Nhân dân

Sau 2 ngày làm việc dân chủ, hết sức khẩn trương, khoa học, nghiêm túc và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI đã thành công tốt đẹp. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh 4 nhiệm vụ lớn, trọng tâm cần tập trung thực hiện, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và các giải pháp đồng bộ, hiệu quả của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là tạo được sự đồng thuận, chung tay cao nhất của Nhân dân.

Biến lời hứa thành sản phẩm phục vụ Nhân dân
Diễn đàn

Biến lời hứa thành sản phẩm phục vụ Nhân dân

Với không khí dân chủ, trách nhiệm, sôi nổi, thực chất, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Long An sáng 10.12 đã tập trung mổ xẻ, phân tích “đúng và trúng” nhiều vấn đề thực tiễn “nóng bỏng, sát sườn” được đại biểu, cử tri quan tâm. Chủ tọa yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh phải có kế hoạch thực hiện các cam kết bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá, tiến công mạnh mẽ
Diễn đàn

Đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá, tiến công mạnh mẽ

Sau hai ngày làm việc dân chủ, trách nhiệm, đổi mới và tiến công, Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã hoàn thành toàn bộ chương trình, thông qua 48 nghị quyết quan trọng. Trên cơ sở thành tựu nổi bật của năm 2024, HĐND tỉnh đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) mang tính bứt phá, tiến công mạnh mẽ từ 8,5 - 9%.

Quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Diễn đàn

Quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Long An đã giám sát chuyên đề về công tác tổ chức bộ máy và biên chế trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ đầu năm 2021 đến ngày 30.8.2024. Trong đó, đã ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát với quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để hoạt động mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.

Tập trung cao độ cho năm cuối nhiệm kỳ
Diễn đàn

Tập trung cao độ cho năm cuối nhiệm kỳ

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh Khóa XVII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hàng loạt nhiệm vụ lớn đặt ra đối với hệ thống chính trị toàn tỉnh trong bối cảnh còn những khó khăn, thách thức đan xen và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Điều này đòi hỏi toàn tỉnh phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa, vượt qua khó khăn, thách thức, bám sát thực tiễn, hành động quyết liệt trên các lĩnh vực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đã đề ra trong năm 2025 và cả giai đoạn.