Đứng lên từ “bão” Covid, viết tiếp ước mơ

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì tầm vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cô bé hiểu chuyện viết tiếp ước mơ đi học

Khi dịch Covid-19 ập đến, gia đình Yến đang ở trọ trong một căn phòng chỉ tầm 10m2 gần khu công nghiệp Việt Hương, thành phố Thuận An. Bố em qua đời trong đợt dịch căng thẳng nhất, khi đó Yến học lớp 6, hai em nhỏ sinh đôi lên lớp 2. Mẹ em, chị Quãng Bích Thủy, một nách 3 đứa con với đồng lương của một công nhân may, bắt đầu bươn chải vừa vượt qua nỗi đau mất đi người bạn đời, vừa đối mặt với nỗi nhọc nhằn một mình nuôi con.

th1.png
Cao Ngọc Yến - 1 trong 16 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19 tại Bình Dương nhận được hỗ trợ từ Quỹ Vì tầm vóc Việt

Thương mẹ vất vả, Yến đã từng đề nghị mẹ cho nghỉ học để ở nhà phụ mẹ. Người mẹ trẻ quyết tâm dù vất vả đến đâu cũng phải cho ba đứa con đến trường. Mỗi ngày ngồi bên máy may từ 10 - 12 tiếng để kiếm thêm thu nhập lo cho các con, vì thế chị Thủy không có thời gian đưa đón 3 đứa con đến trường. Mẹ con bàn bạc thống nhất, hai em trai của Yến được gửi về Sóc Trăng ở với ông bà để tiếp tục học hành. Yến và mẹ bám trụ lại Bình Dương.

Từ ngày bố mất, Yến như trưởng thành hơn, việc gì em cũng tính toán, nghĩ trước nghĩ sau để san sẻ với mẹ. Hàng ngày, Yến đạp xe đến trường, đến trưa khi các bạn ở lại bán trú thì em đạp xe về nhà ăn phần cơm mẹ đã chuẩn bị từ sáng, rồi lại đạp xe tới trường học tiếp ca chiều. Nhờ chịu khó như vậy, bé Yến đã tiết kiệm được cho mẹ khoản đóng góp bán trú.

Chị Thủy cho biết, mọi chi tiêu của bốn mẹ con gói gọn trong gần chục triệu đồng tiền lương của mẹ. Đấy là khi nhà máy có việc, có thể tăng ca đều. Nhưng có giai đoạn nhà máy chỉ nhận làm giờ hành chính, thu nhập càng eo hẹp, hai mẹ con phải nợ tiền thuê trọ.

Đúng thời điểm khó khăn, chắt chiu từng đồng như thế, bé Yến nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Vì tầm vóc Việt.

“Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 60.000.000 đồng, tương đương số tiền hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng và được nhận trong vòng 5 năm. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời với mẹ con tôi. Khoản chi phí này tôi để dành cố định cho việc học tập của bé Yến, để con sẽ không bao giờ phải ngừng lại ước mơ đi học của mình, đó cũng là một trong những hy vọng lớn nhất của tôi”, chị Bích Thủy chia sẻ.

th2.png
Khoản hỗ trợ kịp thời và cố định hàng tháng được hai mẹ con dành riêng cho việc học của Yến

Khoản hỗ trợ kịp thời và cố định hàng tháng đã khiến hai mẹ con Yến vực lại tinh thần để tiếp tục nỗ lực trong cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bất cứ khi nào nhà máy tăng sản lượng là chị Thủy đăng ký tăng ca. Còn Yến, không để phụ lòng mẹ cũng như sự hỗ trợ của mọi người, em rất tự giác học tập và giúp mẹ việc nhà. Trong khi bạn bè học thêm bồi dưỡng kiến thức, Yến hầu như chỉ tự học. Và thành quả cũng thật xứng đáng khi vừa qua Yến thi đậu lớp 10.

“Con vô cùng biết ơn Quỹ Vì tầm vóc Việt đã hỗ trợ cho con khoản sinh hoạt phí hàng tháng. Con biết đây là sự quan tâm, yêu thương của các cô chú trong Quỹ dành cho con, để con tiếp tục học tập theo đuổi ước mơ trở thành một kế toán giỏi. Con sẽ cố gắng có những thành tích tốt để báo cáo với các cô chú”, em Cao Ngọc Yến xúc động chia sẻ.

Năm 2021, Quỹ Vì tầm vóc Việt tổ chức chương trình gây quỹ "Lan tỏa hạnh phúc đích thực" và một phần kinh phí của hoạt động này được sử dụng nhằm góp phần phòng, chống và khắc phục những hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra. Quỹ đã bảo trợ 43 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đó riêng tại Bình Dương có 16 em. Đây là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất cả nước trong thời gian đại dịch.

Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 60.000.000 đồng, tương đương với số tiền hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng được chuyển thông qua người giám hộ của trẻ trong vòng 5 năm.

Chàng trai nhỏ kiên cường

Cũng giống như Yến, Trịnh Trung Hậu ở xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương là một trong 16 em nhỏ ở Bình Dương nhận được sự bảo trợ từ Quỹ Vì tầm vóc Việt trong dự án hỗ trợ các em nhỏ chịu thiệt hại do Covid-19. Mẹ mất vì Covid-19, bố đi làm ăn xa, Hậu và chị gái sinh năm 2005 nương tựa với bà ngoại đã ngoài 70 lại sức khỏe yếu.

th3.png
Hậu mua sẵn sách để chờ được đi học. Nhưng năm sau em mới đủ sức khỏe để tới trường…

Năm nay Trịnh Trung Hậu vào lớp 6. Trong khi các bạn đồng trang lứa đang chuẩn bị thi giữa học kỳ 1 thì cậu bé vẫn chưa nhận trường, nhận lớp, bởi cuối tháng 7, Hậu phải nhập viện cấp cứu vì viêm phổi nặng. Ròng rã hơn 1 tháng trời, em phải chuyển viện từ tuyến huyện, lên tuyến tỉnh rồi Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh. Cận kề ngày khai giảng năm học mới, Hậu được xuất viện. Cậu bé háo hức lắm, nhưng sức khỏe của Hậu chưa bảo đảm để đi học.

Bà ngoại của em cho biết, ngoài bị viêm phổi, Hậu còn bị cùng lúc một số chứng bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng huyết do tụ cầu, tràn dịch màng phổi, nhiễm nấm huyết, huyết khối tĩnh mạch. Được biết, có thời điểm em mê man nhiều ngày, nhưng cậu bé với ý chí kiên cường đã hồi phục, chiến thắng trọng bệnh.

Dù vậy, phải gần 2 tháng sau khi xuất viện, em mới có thể vận động đi lại. Đấy là lý do bà ngoại chưa cho em đi học. Bà nói có lẽ em sẽ nghỉ năm học này để có thời gian bình phục sức khỏe.

Hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng Trịnh Trung Hậu rất kiên cường và lạc quan. Hiện nay, sức khỏe của em tiến triển tốt. Khi mát trời, bà cháu lại ra bàn đá trước nhà ngồi lật mở những trang sách mới, rồi cậu bé ghé tai ngoại khoe thật to: “Bài này con làm được nè ngoại”.

th4.png
Khi được hỏi nếu sắp tới được đi học, con có theo kịp các bạn không, Trịnh Trung Hậu dõng dạc: “Dạ được. Con sẽ tự học mỗi ngày một chút”

Trước khi nằm viện, vì mong chờ được đến ngôi trường mới, háo hức gặp bạn mới mà Hậu đã thuyết phục chị hai mua đầy đủ bộ sách lớp 6. Nhờ mày mò tự học mà Hậu làm được nhiều bài tập. Khi được hỏi nếu sắp tới được đi học, con có theo kịp các bạn không, cậu bé đăm chiêu nghĩ ngợi giây lát rồi dõng dạc: “Dạ được. Con sẽ tự học mỗi ngày một chút”.

Chị gái của Hậu, em Trịnh Thị Mỹ Như mấy năm nay là lao động chính trong nhà. Dở dang việc học sau Covid-19, Mỹ Như được công ty của mẹ nhận vào làm nhân viên hành chính. Như cho biết, đồng lương của em chỉ đủ lo cho bà cháu cơm cháo qua ngày, nhưng có họ hàng đỡ đần nên cuộc sống cũng đỡ vất vả.

Đáng quý là từ tháng 8.2023, Như được Quỹ Vì tầm vóc Việt hỗ trợ 1 triệu đồng/ tháng trong 5 năm theo chương trình bảo trợ cho các cháu bị mồ côi vì Covid-19. Ngay từ ngày đầu tiên nhận khoản hỗ trợ này, Mỹ Như xác định đây là khoản tiền dành riêng để phục vụ cho việc học hành của Hậu. Hồi tháng 7 vừa qua, tròn 1 năm nhận được sự bảo trợ này, Như dành số tiền ấy chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồng phục mới cho em trai.

Trải qua trọng bệnh, Hậu thì ngày ngày mong ngóng được đến trường, còn bà ngoại và chị hai mong cho sức khỏe của em hồi phục. Bà nói, tiền học của Hậu đã có khoản hỗ trợ từ Quỹ nên bà không lo Hậu lỡ dở học hành, chỉ mong em khỏe mạnh để sớm trở lại trường.

Đồng hành cùng Chính phủ phòng chống Covid-19, Quỹ Vì tầm vóc Việt phối hợp cùng hai đơn vị là Tập đoàn TH và BAC A BANK hỗ trợ tiền mặt và hiện vật lên đến 109 tỷ đồng - tính đến hết tháng 6.2022, cho tuyến đầu, các bệnh viện và người dân. Chương trình gây quỹ “Lan tỏa hạnh phúc đích thực” khởi động từ 2021 trong đó có hoạt động hỗ trợ các em nhỏ mồ côi do Covid-19 như bài viết trên đề cập, là một trong các hoạt động đồng hành nổi bật của Quỹ cùng Chính phủ phòng chống đại dịch.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.