Dựng lại lịch sử di cư của người Việt

Là kết quả nghiên cứu về quá trình người Việt di cư và khai khẩn các vùng đất qua nhiều thời kỳ, các cuốn sách cho thấy phần nào lịch sử Việt Nam trong những giai đoạn đầy biến động.

img-6882.jpg
Toàn cảnh tọa đàm

Sáng 1.3, tại Hà Nội, Công ty CP Sách Omega Việt Nam và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm “Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc và trường hợp An Khê”.

Những cuộc di dân trong lịch sử Việt Nam là một đề tài rất hiếm khi được đề cập đến trong các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Trong đó, quá trình khai hoang và định cư vùng An Khê chiếm vị trí vô cùng quan trọng, là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, bộ từ đông sang tây và từ tây sang đông; từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc. Điều này được thể hiện rõ nét qua 2 cuốn sách “Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” và “Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864 - 1888".

Trong đó, “Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” bao gồm 12 tiểu luận của nhiều nhà Việt Nam học hàng đầu cùng bàn luận về chủ đề rất hiếm khi được đề cập đến trong các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đó là những cuộc di dân trong lịch sử Việt Nam.

Tác phẩm là thành quả hợp tác của các nhà Việt Nam học đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 4 tác giả người Việt và 9 tác giả nước ngoài, với những phông lưu trữ phong phú ở Việt Nam, Tân-Calédonie, phông Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM), phông Công ty Le Nickel...

Hai cuốn sách viết về di cư trong lịch sử Việt Nam
Hai cuốn sách viết về di cư trong lịch sử Việt Nam

“Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864 - 1888” là một công trình nghiên cứu lịch sử của Andrew Hardy, về quá trình khai hoang và định cư vùng An Khê trong giai đoạn triều Nguyễn.

Chia sẻ tại tọa đàm, GS Andrew Hardy - nguyên Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội cho biết: An Khê có vị trí chiến lược, hầu như chế độ chính trị nào cũng nhận ra điều đó, bởi đây là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, bộ từ đông sang tây và từ tây sang đông; từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc..

Để tìm hiểu về lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê, GS. Andrew Hardy đã tham khảo các báo cáo trong văn thư triều Nguyễn, tức Châu bản triều Nguyễn, tra cứu sách sử và các nguồn tài liệu khác; đồng thời thực hiện điều tra điền dã để đối chiếu nguồn thông tin chính thống với nguồn thông tin địa phương.

Chia sẻ tại tọa đàm, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, lâu nay có nhiều người nghiên cứu, đôi khi cực đoan hóa quan niệm cho rằng văn hóa làng xã Việt Nam khép kín. Nhưng thực tế làng Việt Nam có thừa nhận người ngụ cư, và người di cư khá nhiều. Ví dụ tại một làng họ Nguyễn ở Thái Bình, khi nghiên cứu có đến 47 họ Nguyễn khác nhau. Bởi vậy khái niệm “quê hương” cũng là khái niệm mở, linh hoạt, không cố định tuyệt đối.

Cho rằng di cư của người Việt là câu chuyện có từ lâu đời, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, GS. Andrew Hardy đã khai thác 50 châu bản viết về An Khê, cho thấy sự quan tâm của triều Nguyễn với vùng đất này. Kết hợp với những kết quả khảo cứu sách vở một cách công phu và những chuyến đi điều tra kiểm chứng trên thực địa cẩn trọng và dày công, tác giả đã dựng lại lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê 1864 - 1888. Qua đó, người đọc lại một lần nữa được chứng kiến mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử cao nguyên An Khê với lịch sử đất nước.

Trong khi đó, TS. Đỗ Thị Thuỳ Lan, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: trước đây, người ta từng nghĩ mảnh đất Tây Nguyên khá đóng kín, tồn tại biệt lập. Nghiên cứu của GS. Andrew Hardy đã cho thấy đây là điểm đặc biệt, kết nối, trạm trung chuyển giữa các vùng miền...

Văn hóa - Thể thao

Đón đợi chương trình ra mắt sách "Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên"
Văn hóa - Thể thao

Đón đợi chương trình ra mắt sách "Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên"

Sáng chủ nhật, ngày 30.3, tại Allan Coffee, Công viên Tuổi trẻ, 1 Võ Thị Sáu, Hà Nội, công ty Sách Liên Việt sẽ tổ chức buổi ra mắt cuốn sách song ngữ “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh (1976). Đây là cuốn sách đầu tiên dành toàn bộ nội dung chỉ nói về Lan Hài ở Việt Nam.

Bài 1: Nhiều rào cản trong chuyển đổi số
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Nhiều rào cản trong chuyển đổi số

Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua cuộc chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ số, vừa mang đến cơ hội chưa từng có để tiếp cận độc giả, vừa đặt ra không ít thách thức đòi hỏi sự thích ứng và đổi mới toàn diện.

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và Grab Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm quảng bá, thúc đẩy du lịch
Văn hóa - Thể thao

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và Grab Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm quảng bá, thúc đẩy du lịch

Ngày 26.3, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Grab Việt Nam chính thức ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong năm năm nhằm hỗ trợ mục tiêu quảng bá, xúc tiến thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch, từ đó tạo ra những động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

“Khung cảnh mới” cho mỹ thuật trẻ
Văn hóa - Thể thao

“Khung cảnh mới” cho mỹ thuật trẻ

Trong bầu không khí đầy cảm hứng của thời đại mới, triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025 của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam không chỉ là sân chơi ý nghĩa, thỏa mãn đam mê mà còn là dấu mốc quan trọng, đặt nền móng cho con đường sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp.