Đức ấn định thời điểm bầu cử Quốc hội sớm

Đức sẽ tổ chức bầu cử sớm vào ngày 23.2.2025 và Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến sẽ bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày 16.12 tới. Quyết định về việc tổ chức bầu cử sớm được đưa ra trong bối cảnh liên minh cầm quyền đang gặp khủng hoảng chính trị.

Theo DW, đầu tháng này, liên minh ba đảng SPD, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã không tìm được tiếng nói chung về cách khắc phục lỗ hổng hàng tỷ Euro trong ngân sách năm tới cũng như vực dậy nền kinh tế Đức đang gặp khó khăn.

Căng thẳng đã lên tới đỉnh điểm khi Thủ tướng Olaf Scholz quyết định sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, người cũng là lãnh đạo Đảng FDP; trong khi đó Đảng FDP tuyên bố rút khỏi chính phủ liên minh. Điều này có nghĩa là chính phủ là thiểu số tại Quốc hội và phải tìm kiếm sự ủng hộ của các đảng khác để thông qua bất kỳ chính sách nào.

ap24313307160990.jpg
Ảnh: CNN

Trong những năm gần đây, Đức phải đối mặt với nền kinh tế và địa chính trị phức tạp như lạm phát, xung đột Nga – Ukraine, cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Trung Quốc và sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump.

Một chính phủ có thế đa số rõ ràng sẽ có khả năng đề cập đến các chủ đề như phanh nợ. Phanh nợ là một quy tắc hiến pháp giới hạn thâm hụt cơ cấu hàng năm của Đức ở mức 0,35% GDP. Mặc dù được ca ngợi vì thúc đẩy kỷ luật tài khóa và đóng góp vào hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của nước này, nhưng quy tắc này cũng bị chỉ trích vì cản trở đầu tư và hạn chế khả năng ứng phó của chính phủ với suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên ông Friedrich Merz, lãnh đạo Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) đối lập và được xem là ứng cử viên sáng giá nhất để trở thành thủ tướng trong các cuộc thăm dò hiện tại, cho đến nay đã loại trừ khả năng bãi bỏ biện pháp hạn chế nợ. Thay vào đó, ông Merz đã cam kết sẽ cải cách thuế quy mô lớn nhưng khẳng định sẽ giúp chính phủ thông qua tất cả các luật trừ những luật cấp bách nhất từ bây giờ đến cuộc bầu cử. Điều đó có nghĩa là việc tăng trợ cấp cho trẻ em hoặc tăng ngưỡng thuế để giải quyết tình trạng trì trệ tài chính có thể phải đợi cho đến khi một chính phủ mới lên nắm quyền.

Quốc tế

 Anh siết chặt luật mua dao
Thế giới 24h

Anh siết chặt luật mua dao

Chính phủ Anh thông báo sẽ thắt chặt các quy định về việc mua dao, yêu cầu các nhà bán lẻ thực hiện kiểm tra tuổi nghiêm ngặt hơn nhằm ngăn chặn trẻ vị thành niên sở hữu vũ khí nguy hiểm.

Trí tuệ nhân tạo tổng quát: Câu hỏi về nghiên cứu, phát triển và quản lý
Thế giới 24h

Trí tuệ nhân tạo tổng quát: Câu hỏi về nghiên cứu, phát triển và quản lý

Trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) là xu hướng quan trọng của phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Việc nghiên cứu phát triển và quản lý, kiểm soát và khai thác AGI đang trở thành một thách thức chung cho nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Israel và Hamas chuẩn bị trao đổi thêm con tin trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel và Hamas chuẩn bị trao đổi thêm con tin trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn

Người dân đã tụ tập tại Tel Aviv và Thành phố Gaza hôm 25.1 để chờ đợi Israel và Hamas tiến hành trao đổi thêm nhiều con tin để đổi lấy tù nhân Palestine. Đây là cuộc trao đổi thứ hai kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu ở Dải Gaza vào cuối tuần trước và là một thử nghiệm khác cho thỏa thuận.

Thái Lan ký thỏa thuận thương mại với 4 nước châu Âu
Quốc tế

Thái Lan ký thỏa thuận thương mại với 4 nước châu Âu

Trước mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống Donald Trump, sau gần 20 năm đàm phán, Thái Lan ký hiệp định thương mại đầu tiên với 4 quốc gia châu Âu, gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ. Thỏa thuận được gọi chung là Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) - ký kết tại Davos, Thụy Sỹ. 

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris: Bước lùi đáng tiếc
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris: Bước lùi đáng tiếc

Ngay trong những giờ đầu tiên quay trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đối với Mỹ, quyết định này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đô la, nhưng đối với phần còn lại của thế giới, điều này sẽ tạo ra làn sóng lo ngại toàn cầu về tương lai phát triển bền vững, đặc biệt khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.