Đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới, tiến vào kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29.4. Sau Lễ đón chính thức sáng 28.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Ishiba Shigeru.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Thủ tướng Ishiba thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản; cảm ơn Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi vừa qua cũng như trong giai đoạn phòng, chống COVID-19.

Thủ tướng Ishiba cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ và nhân dân Việt Nam; cho rằng vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền tảng tư tưởng xuyên suốt là hòa bình, bác ái là yếu tố then chốt đối với thành công của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam; chia sẻ ấn tượng sâu sắc về sự phát triển của Việt Nam kể từ chuyến thăm Việt Nam trên cương vị Nghị sĩ trẻ 35 năm trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác tin cậy và quan trọng hàng đầu của Việt Nam; đánh giá quan hệ hai nước có tiềm năng hợp tác ngày càng rộng lớn với nền tảng là sự tin cậy chính trị, giao lưu nhân dân lâu đời và thế mạnh bổ sung lẫn nhau.

Cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp của nguồn vốn vay ODA và đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng chia sẻ các giải pháp trong bộ tứ chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm đột phá phát triển khoa học công nghệ, thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru phát biểu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru phát biểu tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Ishiba đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới; khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên mới, hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ.

Trong không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy, hai nhà Lãnh đạo đã đi sâu trao đổi toàn diện về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản sau gần 2 năm nâng cấp lên khuôn khổ quan hệ mới; đánh giá cao những tiến triển đã đạt được sau 2 lần gặp gỡ, trao đổi giữa 2 Thủ tướng chỉ trong gần 1 năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Hai bên cũng trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung về các phương hướng lớn và biện pháp đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, tiến vào kỷ nguyên mới trên phương châm “chân thành, tình cảm, tin cậy, thực chất, hiệu quả, cùng có lợi” trong 5 lĩnh vực gồm quan hệ chính trị; kinh tế, kết nối nguồn nhân lực; an ninh - quốc phòng; khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh; hợp tác tại các diễn đàn đa phương.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao hằng năm; thúc đẩy trao đổi để sớm thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, thúc đẩy gặp gỡ thường xuyên giữa 2 Thủ tướng, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, đối thoại; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất, trong đó có hợp tác về công nghệ quốc phòng, giải quyết các hậu quả của chiến tranh, cứu hộ, cứu nạn, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, an ninh mạng...

Hai bên nhất trí nâng cấp cơ chế Đối thoại Đối tác chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao lên Đối thoại 2+2 cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng và tổ chức phiên họp đầu tiên trong năm 2025.

Hai Thủ tướng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ, đẩy mạnh liên kết kinh tế thực chất và bền vững hơn, qua đó hỗ trợ nhau cùng phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc tế khó khăn hiện nay. Hai bên nhất trí thúc đẩy sôi động hóa hợp tác ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại thực chất, hiệu quả, bền vững.

Đánh giá cao các tiến triển đã đạt được trong một số dự án quan trọng như Đường sắt đô thị tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, hai bên nhất trí đẩy nhanh và đặt tiến độ cụ thể đối với nhiều dự án mang tính biểu tượng của quan hệ hai nước như Đại học Việt - Nhật, Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở II, cũng như các dự án của Trung tâm vũ trụ Việt Nam… Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực, ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2025 - 2030 trong năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Việt Nam tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Việt Nam tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Trên cơ sở sự tương đồng về chiến lược phát triển dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số, hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương; nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển kinh tế số, bán dẫn, lượng tử, năng lượng nguyên tử, IT, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng…; nhất trí nâng cao hiệu quả các cơ chế, khuôn khổ hợp tác về khoa học - công nghệ thông qua tổ chức khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp về Khoa học Công nghệ trong năm 2026 và nghiên cứu khả năng thành lập cơ chế hợp tác mới về khoa học công nghệ theo hướng hợp tác công - tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, giới khoa học và doanh nghiệp hai nước; tăng cường cung cấp học bổng cho du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam; hỗ trợ cộng đồng 70 doanh nghiệp và 5.000 kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và quá trình chuyển đổi số của Nhật Bản.

Thủ tướng Ishiba Shigeru và Đoàn Nhật Bản tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Ishiba Shigeru và Đoàn Nhật Bản tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ hỗ trợ các dự án nghiên cứu chung, đào tạo tiến sĩ ngành bán dẫn của Việt Nam thông qua Dự án hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Nhật Bản - ASEAN (NEXUS); thông báo Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á (AZEC).

Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, kết nối nguồn nhân lực thông qua hợp tác lao động, hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp tích cực tổ chức Diễn đàn địa phương Việt Nam - Nhật Bản tại Việt Nam vào cuối năm 2025; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, hai bên nhất trí trong năm 2025 sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy xây dựng Biên bản ghi nhớ hợp tác về chương trình lao động mới “việc làm để phát triển kỹ năng”.

Thủ tướng Ishiba đánh giá cao đóng góp và khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng hơn 600.000 người Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về việc đơn giản hóa thủ tục, mở rộng diện cấp thị thực nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu 2 triệu lượt khách du lịch thăm lẫn nhau mỗi năm.

Quang cảnh hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Quang cảnh hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trao đổi về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Mê Công, Liên hợp quốc... Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế và hệ thống thương mại tự do, rộng mở, bao hàm, dựa trên luật lệ, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2027 và nghiên cứu tích cực việc cử đại diện Chính phủ Nhật Bản dự Lễ ký Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Nhật Bản đã tham dự tích cực vào Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu phát triển toàn cầu 2030 (P4G); thông báo Việt Nam sẽ cử đoàn tham dự hoạt động Ngày Việt Nam tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.

Chính trị

Hội thảo khoa học về chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính trị

Tạo hành lang pháp lý để đầu tư, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc là cần thiết, nếu không, khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước sẽ ngày càng giãn rộng; các giá trị văn hóa, tiềm năng to lớn trong vùng đồng bào sẽ có nguy cơ mai một, không được khai thác hiệu quả", Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác với Đảng FRELIMO
Chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác với Đảng FRELIMO

Sáng 28.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng Thư ký Đảng Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) cầm quyền Chakil Aboobabcar đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước từ ngày 26.4 - 1.5.2025.

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
Chính trị

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29.4 của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Sau đây là toàn văn Thông cáo:

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 28.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị

Sáng nay, 28.4, trong không khí thiêng liêng, tự hào cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7.4.1907 - 7.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" tại điểm cầu Quảng Trị
Sự kiện nổi bật

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn" - lan tỏa tầm vóc vĩ đại của Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Với 3 chương: “Khát vọng hoà bình”, “Ý chí độc lập thống nhất” và “Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam”, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn" vừa diễn ra tối nay tại 3 điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Trị đã lan tỏa mạnh mẽ tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử vĩ đại của Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"
Sự kiện nổi bật

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”

* Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình tại các điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Trị

Tối 27.4, trong không khí cả nước hân hoan, tự hào hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Đài Truyền hình Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thực hiện Chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc khải hoàn” tại 3 điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Quảng Trị.

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan
Sự kiện nổi bật

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27.4), ngày 27.4.2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Nhà vua Willem-Alexander; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Dick Schoof; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Jan Anthonie Bruijn và Chủ tịch Hạ viện Martin Bosma.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Chiều nay, 27.4, trong không khí thiêng liêng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.