Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và nỗi lo của doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất lo ngại việc dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) áp dụng mức thuế có thể lên đến 10% đối với dịch vụ được cung cấp trong khu phi thuế quan sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ đội lên rất nhiều

Tuần tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trước khi xem xét thông qua tại Kỳ họp cuối năm nay.

Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và nỗi lo của doanh nghiệp chế xuất,Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và nỗi lo của doanh nghiệp chế xuất
Samsung hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 22,4 tỷ USD

Một trong những nội dung được cộng đồng doanh nghiệp chế xuất đang rất quan tâm đó là Dự thảo Luật đã bỏ việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%. Cụ thể, ngoài vận tải quốc tế, dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% gồm: dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế hoặc thông qua đại lý. Như vậy theo nội dung sửa đổi, rất nhiều loại hình dịch vụ sẽ bị áp mức thuế cao hơn trước đây, cụ thể là tăng từ 0% thành 5% hay 10% trong khi không có cơ chế cho doanh nghiệp khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào.

Lý do sửa đổi mà Bộ Tài chính đưa ra là thời gian qua, việc áp dụng thuế suất VAT 0% với dịch vụ xuất khẩu gặp vướng mắc vì nhiều trường hợp rất khó khăn trong việc xác định dịch vụ được tiêu dùng tại Việt Nam hay tại nước ngoài do dịch vụ có tính vô hình từ đó gây ra nhiều vướng mắc, tranh cãi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam, quy định mới tại Dự thảo Luật sửa đổi khiến toàn bộ khoản thuế phải nộp sẽ tính vào chi phí của doanh nghiệp, dẫn đến giá thành của sản phẩm xuất khẩu bị đội lên rất nhiều. Điều này làm cho doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở các quốc gia khác. Đây cũng là vấn đề mà những doanh nghiệp chế xuất FDI lớn như Samsung, LG, Intel… lo ngại.

Ngoài ra, khi áp dụng thuế VAT đối với dịch vụ thì các doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng xuất khẩu vẫn được khấu trừ, hoàn thuế; nhưng đối với các doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp không thuộc đối tượng kê khai thuế VAT thì không có cơ chế hoàn thuế. Vì vậy, việc sửa đổi như Dự thảo gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) vào tháng 3 vừa qua, đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết, các doanh nghiệp chế xuất đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường chuỗi cung ứng, Việt Nam cần duy trì các điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp chế xuất và các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới để tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

"Tuy nhiên, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang xem xét áp thuế với hầu hết các dịch vụ dành cho doanh nghiệp chế xuất và dịch vụ cho các tập đoàn nước ngoài. Điều này có thể dẫn đến lo ngại về sự suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu dịch vụ. Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ sửa đổi để các dịch vụ dành cho doanh nghiệp chế xuất hoặc các tập đoàn nước ngoài sẽ được hưởng thuế VAT 0% bất kể nơi tiêu thụ", JCCI góp ý.

Thuế suất VAT 0% đã giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch vụ xuất khẩu thường là những ngành đòi hỏi lao động trình độ cao, không yêu cầu vốn đầu tư lớn như công nghiệp chế biến chế tạo. Đây là những lĩnh vực phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Từ Đổi Mới đến nay, xuất khẩu hàng hóa luôn là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, với tốc độ tăng trung bình gần 15% mỗi năm. Kết quả này có được không thể không kể đến vai trò của chính sách thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào.

Ý kiến của một số công ty tư vấn thuế, doanh nghiệp cho rằng, việc giới hạn các dịch vụ được hưởng thuế suất 0% sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu phi thuế quan, đặc biệt là các doanh nghiệp chế xuất và một số loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như dịch vụ thanh toán, marketing, trung tâm hỗ trợ bán hàng, logistics,… đã được Ủy ban Tài chính, Ngân sách ghi nhận.

Trong báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cơ quan soạn thảo trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, làm rõ những loại hình dịch vụ của doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng yêu cầu là được cung cấp/thực hiện và tiêu dùng tại nước ngoài để có thể được xem là dịch vụ xuất khẩu, bảo đảm sự nhất quán về bản chất và nguyên tắc áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam:
Giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực phi thuế quan. Nếu áp dụng mức thuế giá trị gia tăng lên đến 10% đối với dịch vụ được cung cấp trong khu vực phi thuế quan thì sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường nước ngoài và làm giảm đáng kể sức hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng giám đốc tổ hợp Samsung tại Việt Nam.

Thêm vào đó, việc sửa đổi như dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ gây ra bất bình đẳng giữa doanh nghiệp chế xuất (EPE) và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khác (non-EPE). Trong khi các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu không phải là doanh nghiệp chế xuất (non-EPE) được áp dụng cơ chế hoàn thuế đối với cả chi phí dịch vụ mua vào thì các doanh nghiệp chế xuất lại không có cơ chế để được hoàn thuế đối với chi phí này.

Nói cách khác, các doanh nghiệp lẽ ra phải được ưu tiên về các chính sách ưu đãi liên quan đến sản xuất xuất khẩu như doanh nghiệp chế xuất thì ngược lại sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng và phải nộp toàn bộ tiền thuế theo quy định, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp chế xuất phải chịu thêm khoản chi phí rất lớn. Quy định này không những không phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam, mà dự kiến sẽ gây thiệt hại lớn đối với khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của 6 công ty thuộc Tập đoàn Samsung tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp chế xuất, bao gồm Samsung Việt Nam, đều quan ngại sâu sắc về việc sẽ bỏ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp vào khu vực phi thuế quan. Do đó, nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất và đầu tư liên tục của nhà đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi kiến nghị cần phải giữ nguyên quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, cho phép áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp và tiêu dùng trong khu vực phi thuế quan.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế - Deloitte Việt Nam
Sẽ làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Ông Bùi Ngọc Tuấn

Đối tượng bị tác động nhiều nhất của đề xuất thu hẹp diện áp dụng thuế VAT 0% đối với dịch vụ xuất khẩu chính là các doanh nghiệp chế xuất hiện đang được áp dụng chính sách của khu phi thuế quan. Đây là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia lớn của các nước, để tổ chức hoạt động sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, mang lại lượng lớn ngoại tệ cho đất nước và thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với dự thảo quy định mới về thuế suất 0% thuế VAT, hệ sinh thái và chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này cũng nằm trong phạm vi bị tác động do tính chất liên thông của sắc thuế gián thu khi bên bán phát sinh thuế VAT đầu ra còn bên mua phát sinh thuế VAT đầu vào tương ứng.

Đại diện Công ty Trina Solar gần đây cho biết, doanh nghiệp này nhập khẩu 80% nguyên vật liệu trong nước và nếu thu hẹp diện áp dụng thuế VAT 0% đối với dịch vụ xuất khẩu, chi phí có thể tăng 6%, tăng thủ tục hành chính để thực hiện hoàn thuế. Ngoài ra, với các doanh nghiệp chế xuất cỡ trung ở Việt Nam, con số tuyệt đối nếu phát sinh thêm thuế VAT  đầu vào có thể lên đến hàng chục triệu USD cho một năm.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng liên quan đến doanh nghiệp chế xuất và xuất khẩu hàng hóa đang hoạt động ổn định như hiện nay, đề xuất bãi bỏ chính sách thuế VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩu, bao gồm dịch vụ cung cấp ra nước ngoài và cung cấp cho khu phi thuế quan (trừ 3 nhóm dịch vụ đang được đề xuất giữ lại áp dụng thuế 0%) sẽ lập tức làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư cũng như các dự án đầu tư nước ngoài đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam. Tôi cho rằng chia sẻ của Tập đoàn Samsung về tác động đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của “ông lớn” này tại Việt Nam là vấn đề cần đánh giá nghiêm túc vì mức độ ảnh hưởng cả về số lượng doanh nghiệp và chi phí tuyệt đối do phát sinh thêm thuế VAT đầu ra mà nhóm đối tượng này bị tác động.

Nền kinh tế Việt Nam kể từ khi hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới gần 20 năm trở lại đây, luôn luôn lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng qua các năm. Một trong những lý do giúp thúc đẩy xuất khẩu chính là nhờ các chính sách thuế của Việt Nam với tác động chủ yếu từ thuế VAT 0% cho các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Với những tác động có thể nhìn thấy rõ và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp như hiện nay, tôi cho rằng cần cân nhắc đưa ra quyết định thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi của cả Nhà nước, nền kinh tế và doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam
Cần xem xét đề xuất của doanh nghiệp

Cô Nguyễn Thị Cúc

Theo quy định hiện hành, hàng hóa của Việt Nam bán vào khu phi thuế quan hoặc bán vào khu miễn thuế đang được áp dụng thuế suất VAT 0%. Có nghĩa là người bán từ phía Việt Nam không phải tính thuế nhưng sẽ được khấu trừ thuế đầu vào. Điều này tốt cho doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời, chi phí, giá thành đầu vào của doanh nghiệp chế xuất và giá thành sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài sẽ thấp hơn. Như vậy vừa khuyến khích các doanh nghiệp, vừa tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam xuất khẩu.

Quy định thuế suất VAT 0% trong khu phi thuế quan không phải chỉ áp dụng ở Việt Nam mà còn được áp dụng ở nhiều khu vực, quốc gia khác. Vậy nên quy định và áp dụng thuế suất 0% đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất không có gì sai.

Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) hiện nay vẫn quy định hàng hóa xuất khẩu cho khu phi thuế quan và khu chế xuất được áp dụng thuế suất 0% nhưng thu hẹp các dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%. Điều này nguy cơ làm tăng giá thành sản phẩm, theo đó sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Hệ quả không chỉ xảy ra với doanh nghiệp FDI mà còn với các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp chế xuất.

Vừa qua, khi Tổng cục Thuế đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều mong muốn các dịch vụ xuất khẩu, bao gồm dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất, đều được áp thuế suất 0% để khuyến khích doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu và góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi thấy đề nghị này cần được cân nhắc và xem xét; hoặc là giữ nguyên như quy định hiện hành, hoặc bổ sung cụ thể theo hướng mở rộng các dịch vụ được áp thuế suất 0%. Mỗi Luật thuế khi thay đổi, hy vọng là sẽ có những đổi mới thuận lợi cho doanh nghiệp và có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn.

Kinh tế

Tạo giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước
Kinh tế

Tạo giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước

Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu. Đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới thật sự là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới.

Bước đột phá cho lối sống năng động
Doanh nghiệp

Bước đột phá cho lối sống năng động

Ngày 24.10.2024 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Garmin Pay chính thức được tích hợp trên tất cả các thẻ quốc tế Eximbank Mastercard. Đây là bước tiến vượt bậc, đưa Eximbank trở thành ngân hàng thứ 10 tại Việt Nam triển khai Garmin Pay và ngân hàng thứ 4 hợp tác với tổ chức thẻ Mastercard cho phương thức thanh toán không tiếp xúc này. Thông qua Garmin Pay, Eximbank không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi mà còn nhắm đến nhóm khách hàng năng động, yêu thích thể thao và công nghệ trong cuộc sống hiện đại.

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt
Doanh nghiệp

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Ngày 17.11 tới đây, sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” với điểm nhấn talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” sẽ được Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và Đại biểu Quốc hội nhằm tháo gỡ vướng mắc, cung cấp thông tin hữu ích về thủ tục quy trình mua nhà ở xã hội để sớm hiện thực hóa đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ.

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
Doanh nghiệp

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình nông dân tại tỉnh Đồng Tháp tham gia "Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai "Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao". 

Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024
Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024 diễn ra ngày 5.11, Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” nhờ vào việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu hiệu quả, tạo nên các chiến lược tiếp thị sáng tạo và thành công trên các nền tảng số.

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
Doanh nghiệp

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu SeABank. Cùng với đó, SeABank cũng vừa được bình chọn là “Tổ chức tài chính cung cấp vốn tối ưu nhất cho ngành xây dựng 2024”.

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank được bình chọn và vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Agribank - Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

Agribank - Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu Việt Nam lần thứ 9 vừa được tổ chức, Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Agribank được vinh danh, khẳng định uy tín và vị thế hàng đầu của Agribank - Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, hoạt động ổn định và hiệu quả, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam đón nhận Bằng khen của Bộ Công an
Doanh nghiệp

Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam đón nhận Bằng khen của Bộ Công an

Vừa qua, Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam vinh dự đón nhận khen thưởng của Bộ Công an, Công an TP. Hồ Chí Minh cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023, kết hợp với tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng cho các đơn vị Agribank trên địa bàn.

Tốc độ tăng/giảm các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ chỉ số CPI tháng 10.2024 so với tháng trước
Thị trường

CPI tháng 10 tăng 2,89%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm tăng vì ảnh hưởng bởi mưa bão và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới.