Chính trị

Dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc:Cần quy định rõ cơ chế đặc thù đối với phụ nữ khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Bách Hợp - Trần Thu 15/05/2025 20:47

Thảo luận tại phiên họp tổ chiều nay, 15/5, các đại biểu Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị, dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cần quy định rõ cơ chế đặc thù đối với phụ nữ khi tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình.

0r2a9771.jpeg
Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: An Nhiên
0r2a9780.jpeg
Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu chủ trì phiên thảo luận tại Tổ 4. Ảnh: An Nhiên

Thảo luận về dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Yên (Bà Rịa – Vũng Tàu) đánh giá cao dự án luật này được được Ban soạn thảo xây dựng công phu, chất lượng. Dự thảo Luật cũng đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của công tác xây dựng pháp luật.

Theo đại biểu, trong dự thảo luật đã quy định rất rõ 5 nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Trong đó, có các nguyên tắc như: phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đảm bảo về sự tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng như tuân thủ các Công ước của Liên Hợp Quốc; nguyên tắc thứ 3 đảm bảo về sự tôn trọng độc độc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Đặc biệt là nguyên tắc, chỉ tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh và duy trì hòa bình sau xung đột vì mục đích nhân đạo.

1.jpeg
ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

“Tôi cho rằng các nguyên tắc này đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, đúng với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và xác định rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Các quy định đó, đã khẳng định lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình chỉ tập trung vào kiến tạo và duy trì của hòa bình; hỗ trợ nhân đạo chứ không tham gia vào các hoạt động tác chiến hay là can thiệp vũ trang", ĐBQH Đỗ Văn Yên nhấn mạnh.

0r2a9783.jpeg
Các đại biểu tham dự thảo luận tại Tổ 4. Ảnh: An Nhiên


Từ các chức năng nhiệm vụ nêu trên, góp ý tại Điều 11 các hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm các hành vi như sau:

Thứ nhất, không được tham gia vào các hoạt động quân sự, ủng hộ các nhóm phe phái vũ trang.

Thứ hai, không can thiệp xung đột hoặc nội bộ của các quốc gia sở tại; không vi phạm các luật nhân đạo quốc tế…

Đối với nhiệm kỳ công tác của lực lượng vũ trang và lực lượng dân sự tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại mục 3, mục 4 của Chương 2 dự thảo luật, theo đại biểu trong dự thảo Luật chưa quy định nhiệm kỳ công tác của lực lượng Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình là cụ thể bao nhiêu. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nghiên cứu bổ sung quy định, giao cho Chính phủ quy định nhiệm kỳ công tác của lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình; lực lượng vũ trang và lực lượng dân sự.

6.jpeg
ĐBQH Nguyễn Minh Quang ( Hải Phòng) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Nhất trí cao với tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; tên gọi của Luật có sự kế thừa tên Nghị quyết số 130/2020/QH14, ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; phạm vi điều chỉnh phù hợp với tên gọi và nội hàm của Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Quang (Hải Phòng) cho rằng, việc mở rộng đối tượng tham gia quy định tại Điều 12 sẽ giúp huy động thêm nguồn nhân lực trong các Ban, Bộ, ngành, địa phương; tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

"Quy định này còn mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Bởi khi triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình, hình ảnh người lính mũ nồi xanh Việt Nam góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân ở những đất nước như châu Phi nghèo đói, tàn phá bởi chiến tranh và xung đột đã trở thành nguồn cảm hứng, tạo hiệu ứng tích cực, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về hòa bình", đại biểu Nguyễn Minh Quang chia sẻ.

Về quy định quy trình cử và rút lực lượng tại Điều 20, đại biểu đánh giá cao dự thảo Luật lần này đã được thể hiện đơn giản hóa và thể hiện rõ tinh thần phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong việc giải quyết xử lý các tỉnh huống, vụ việc nhất là phân quyền về thầm quyền và quy trình trình rút lực lượng trong trường hợp khẩn cấp...

Tuy nhiên, đại biểu cũng kiến nghị xem xét, nghiên cứu bổ sung quy định: khi có tình trạng khẩn cấp tại các phái bộ thì ngoài việc rút lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình thì có thể thêm người dân của Việt Nam ở tại vùng đó.

2.jpeg
ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Góp ý tại khoản 2 Điều 7 quy định về chính sách của nhà nước có quy định: tạo điều kiện, động viên tổ chức, cá nhân, khuyến khích nữ giới tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, tại Điều 25 quy định về chế độ chính sách, chưa quy định cụ thể, rõ ràng chế độ chính sách để khuyến khích phụ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.

Đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu cụ thể, ngoài các chế độ chính sách chung quy định tại Điều 25, cần bổ sung riêng các chế độ chính sách đối với nữ giới như: Khi phụ nữ tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình Liên Hợp Quốc thì sẽ được thêm những chế độ gì, hay thậm chí những người thân ở nhà có thể được hưởng những chính sách đặc thù gì...

4.jpeg
ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền ( Nghệ An) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Đồng quan điểm này, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) cho rằng, cần có những quy định cụ thể về cơ chế, chính sách đối với phụ nữ khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.


    Nổi bật
        Mới nhất
        Dự thảo Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc: Cần quy định rõ cơ chế đặc thù đối với phụ nữ khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO