Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan soạn thảo), việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này rất toàn diện, trong đó, đã bổ sung nhiều chính sách mới để thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài - vấn đề mà hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

duong-sat-do-thi-8373-4693.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Cụ thể, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đơn giản hóa nội dung phê duyệt đề xuất theo hướng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án với 5 nội dung chính gồm tên chương trình đầu tư công, dự án; nhà tài trợ; mục tiêu; dự kiến tổng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; cơ chế tài chính trong nước (cấp phát toàn bộ; cho vay lại một phần; cho vay lại toàn bộ). Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh đề xuất dự án là khi tăng tổng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bằng đồng nguyên tệ trên 20%; thay đổi các nội dung chính khác.

Dự thảo Luật cũng phân cấp thẩm quyền, đơn giản hóa thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do bộ, cơ quan trung ương quản lý có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên; người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ các dự án có quy mô từ 10.000 tỷ đồng trở lên; chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi…

Cùng với đó, dự thảo Luật đơn giản hóa thủ tục đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại; trong đó, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (không phải thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án); không cần lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách trung ương…

Đáng chú ý, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương độc lập với kế hoạch cho vốn vay lại. Trong đợt làm kế hoạch vừa qua, các địa phương đều cho rằng, giải ngân độc lập sẽ thúc đẩy giải ngân; các ngân hàng phát triển cũng ủng hộ - Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Hoàng Mai cho biết, đồng thời tin tưởng khi thiết kế chương ODA trong dự thảo Luật sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Ngoài ra, dự thảo Luật bổ sung quy định dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo các giai đoạn của dự án (luật hiện hành không có quy định này). Đồng thời, điều chỉnh quy định thời gian bố trí vốn và thời gian giải ngân, theo hướng thời hạn bố trí kế hoạch vốn nước ngoài và vốn đối ứng của dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tối đa bằng thời hạn giải ngân quy định tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài và quy định về thời hạn giải ngân của nhà tài trợ nước ngoài, bao gồm cả trường hợp điều chỉnh, gia hạn điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài...

Đề xuất các dự án đang chuẩn bị cũng được hưởng lợi

Tại hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD)... đều đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đặc biệt là các chính sách về dự án ODA, trong đó nổi bật là đơn giản hóa thủ tục, trao quyền nhiều hơn, giảm thiểu thời gian liên quan, nhất là ở các chính quyền địa phương.

Các nhà tài trợ mong muốn khi Luật được Quốc hội thông qua (dự kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới), Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn để sớm đưa luật vào cuộc sống.

Góp ý cụ thể đối với dự thảo Luật, bà Kathleen Whimp (đại diện WB) đề xuất, cần cho phép các đơn vị con của doanh nghiệp nhà nước đứng ra vay vốn. Thực tế, vốn ODA thường là hỗn hợp, vậy cho doanh nghiệp nhà nước vay thì xử lý thế nào? Cần có quy định rõ ràng, nếu không sẽ khó khăn trong thực hiện, bà nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện WB, đầu tư công khối lượng ngày càng lớn khi Việt Nam ngày càng phát triển, quy mô GDP cao, xuất hiện nhiều siêu dự án. Cần có điều khoản phê duyệt dự án để chuẩn bị cho dự án lớn, ví dụ như nghiên cứu, phân tích, không chờ dự án đó làm tổng thể mà có thể tách phần chuẩn bị thành một dự án riêng. Để nhanh chóng phê duyệt, chúng tôi mong muốn có thể đấu thầu khả thi và tiền khả thi trong cùng một lần, bà Kathleen Whimp bày tỏ.

Ủng hộ các nội dung sửa đổi trong dự thảo Luật, ông Herve Conan, Giám đốc Quốc gia AFD Việt Nam, cho rằng, với những dự án quan trọng quốc gia cần được thực hiện nhanh chóng. Cần linh hoạt hóa, đơn giản hóa đề xuất dự án, ông nói.

Còn theo ông Daniel Plankermann, Giám đốc Ngân hàng tái thiết Đức tại Việt Nam, tác động của các thay đổi trong dự thảo Luật là tích cực, giúp khai mở tiềm năng trong quá trình triển khai các dự án ODA. Quan trọng là các thông tư hướng dẫn như thế nào, đồng thời phải thay đổi các văn bản pháp luật khác để bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Đặc biệt, trong quá trình chuyển tiếp sẽ có những rủi ro do thay đổi chính sách, vì thế, Việt Nam cần bảo đảm để quá trình chuyển tiếp được đơn giản hóa, các dự án đang chuẩn bị cũng được hưởng lợi.

Nhấn mạnh mục tiêu chính của chương về ODA cần bảo đảm sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này, bà Susan Lim (đại diện ADB) đề xuất, đối với dự án khẩn cấp, cần có quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả hơn, ví dụ các dự án với thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu…

Ghi nhận ý kiến của các đối tác, đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, sẽ cố gắng thiết kế để các dự án đang chuẩn bị cũng được hưởng lợi từ các chính sách mới này khi được Quốc hội thông qua; đồng thời, sẽ phân loại rõ các dự án đang chuẩn bị như thế nào thì được áp dụng chính sách mới.

Kinh tế

Đại diện Vietnam Airlines đón nhận giải thưởng. Ảnh: VNA.
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines nhận “cú đúp” giải thưởng tại MMA Smarties 2024

Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences” tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024. MMA Smarties là chuỗi giải thưởng uy tín toàn cầu do MMA Global (Mobile Marketing Association - MMA) có trụ sở tại New York, Mỹ tổ chức. Giải thưởng tôn vinh những sáng kiến marketing đột phá, thể hiện sự sáng tạo và tác động lớn đến xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Vietcombank xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp về mọi mặt
Doanh nghiệp

Cam kết cùng doanh nghiệp

Với cam kết đồng hành cùng khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) luôn sáng tạo, đổi mới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển và lớn mạnh.

Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính

Tạo động lực phát triển tài chính xanh

Tại Hội thảo khoa học "Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá" do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vừa qua, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có các giải pháp đột phá trong phát triển thị trường tài chính xanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh.

Gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thị trường

Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho vụ kiện phòng vệ thương mại

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để chủ động nắm thông tin từ sớm, từ xa; chuẩn bị nguồn lực phù hợp để xử lý khi vụ việc xảy ra, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 tại 12 Bộ, cơ quan Trung ương
Kinh tế

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 tại 12 Bộ, cơ quan Trung ương

Tại Hội nghị công bố quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023 của 12 Bộ, cơ quan Trung ương diễn ra ngày 31.10, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung nhấn mạnh, đây là cuộc kiểm toán nằm trong Kế hoạch kiểm toán năm 2024 và đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để cung cấp thông tin, phục vụ hoạt động kiểm toán đạt kết quả tốt.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile
Doanh nghiệp

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Hà Nội, ngày 29.10, Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất và xuất bán gần 4,8 triệu tấn sản phẩm các loại. Ảnh: BSR
Doanh nghiệp

Lọc hoá dầu Bình Sơn sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng

Thời gian qua, giá dầu thế giới biến động mạnh gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các nhà máy lọc dầu trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã chứng khoán - BSR) quản lý, vận hành cũng chịu không ít tác động. Vượt qua những khó khăn, trong 9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng.

Giá bất động sản thủ đô tăng “phi mã”, nhà đầu tư dịch chuyển sang khu vực nào?
Bất động sản

Giá bất động sản thủ đô tăng “phi mã”, nhà đầu tư dịch chuyển sang khu vực nào?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.

Bài 4: Phát huy vai trò đầu tàu lĩnh vực logistics
Kinh tế

Bài 4: Phát huy vai trò đầu tàu lĩnh vực logistics

Là tổ hợp cảng biển lớn và hiện đại nhất khu vực miền Trung, một cửa mở quan trọng hướng ra đại dương, điểm đầu và cũng là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, cảng Đà Nẵng có vai trò đặc biệt, đầu tàu trong lĩnh vực logistics, đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đáng sống - thành phố Đà Nẵng.

Chỉ số cường độ tiêu thụ năng lượng - Energy Intensive Index (EII) của nhà máy giảm xuống khoảng 100% sau đợt Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy tháng 3-4.2024. Ảnh: BSR.
Doanh nghiệp

Lọc hóa dầu Bình Sơn đẩy mạnh giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất

Các giải pháp tiết kiệm, tiết giảm luôn được Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) áp dụng triệt để, kể cả trong giai đoạn thuận lợi của thị trường. Ở thời điểm hiện tại, khi gặp những khó khăn vì giá dầu giảm sâu, BSR quyết tâm tập trung vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở dải công suất tối ưu để tối đa lợi nhuận. Đồng thời, áp dụng các giải pháp tiết kiệm trong điều hành, sản xuất kinh doanh nhằm vượt qua các thách thức từ giá dầu giảm sâu.