Dự Luật An toàn trực tuyến cho trẻ em của Mỹ: Bước tiến lịch sử để bảo vệ thế hệ trẻ trong môi trường kỹ thuật số

Trong động thái mang tính đột phá nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những mối nguy hiểm rình rập của thế giới kỹ thuật số, dự thảo Luật An toàn trực tuyến cho trẻ em của Mỹ đã được Thượng viện thông qua mới đây và đang được chuyển đến Hạ viện. Động thái này được đánh giá là bước tiến lịch sử hướng tới việc buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về nội dung mà họ cung cấp cho người dùng chưa đủ tuổi.

Dự Luật An toàn trực tuyến cho trẻ em của Mỹ: Bước tiến lịch sử để bảo vệ thế hệ trẻ trong môi trường kỹ thuật số -0
Các thành viên của nhóm vận động Parents for Safe Online Space vận động thông qua Luật An toàn trực tuyến cho trẻ em, trong đó buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm hạn chế trẻ em tiếp xúc với nội dung trực tuyến có hại. Nguồn: NPR

Chất xúc tác bi thảm

Câu chuyện của Kristin Bride là biểu tượng cho nhu cầu cấp thiết của dự luật mới. Cậu con trai 16 tuổi của bà, Carson, đã liên tục bị bắt nạt trên Snapchat trước khi tự tử bi thảm vào năm 2020. "Carson đã nhận được hơn 100 tin nhắn quấy rối và khiêu dâm từ các bạn cùng lớp trung học của mình thông qua một ứng dụng nhắn tin ẩn danh trên Snapchat", bà Bride kể lại. Sự tuyệt vọng trong việc xác định những kẻ hành hạ mình đã khiến Carson nghĩ quẩn, khi mà lần tìm kiếm cuối cùng trên điện thoại của cậu trước khi kết thúc cuộc đời là để tìm ra thủ phạm.

Sau cái chết của Carson, bà Bride đã tham gia Parents for Safe Online Spaces (Các phụ huynh đấu tranh vì môi trường trực tuyến an toàn), một nhóm đoàn kết các gia đình đã mất con vì những bi kịch tương tự. Họ mất người thân vì nạn bắt nạt trên mạng, tống tiền tình dục và những thách thức trực tuyến nguy hiểm như lôi kéo giới trẻ tham gia vào thử thách tự làm hại bản thân hoặc dùng thuốc do những kẻ buôn bán trên mạng bán. Nỗi đau chung của các gia đình trên đã thúc đẩy một chiến dịch không ngừng nghỉ ở Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ) nhằm ban hành luật buộc các nền tảng truyền thông xã hội phải bảo vệ trẻ vị thành niên tốt hơn.

Tăng cường biện pháp bảo vệ

Năm ngoái, dự thảo Luật An toàn trực tuyến cho trẻ em, được một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng giới thiệu, đã được Thượng viện Mỹ thông qua mới đây với sự ủng hộ mạnh mẽ. Văn bản pháp lý này đánh dấu hành động liên bang quan trọng đầu tiên nhằm bảo vệ trẻ em trực tuyến kể từ năm 1998, trước sự trỗi dậy của các gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Snapchat.

Dự luật mới yêu cầu các công ty công nghệ phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ trẻ em khỏi nội dung có hại. Chẳng hạn, nó đặc biệt cấm sử dụng các thuật toán đẩy nội dung không mong muốn đến trẻ vị thành niên, vốn là mối quan tâm lớn của bậc phụ huynh và những người vận động. Điều khoản này nhằm mục đích hạn chế việc tiếp xúc với nội dung khuyến khích các hành vi có hại như gây ra các chứng rối loạn ăn uống, bóc lột tình dục và lạm dụng chất gây nghiện.

Ông Josh Golin, giám đốc điều hành của Fairplay, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để bảo vệ trẻ em khỏi hoạt động tiếp thị và nội dung trực tuyến nguy hiểm từ Big Tech, nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật: "Lần đầu tiên, truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác sẽ có trách nhiệm pháp lý trong việc xem xét cách họ tác động đến trẻ em".

Các điều khoản chính của dự luật bao gồm nâng độ tuổi tối đa của trẻ em được luật bảo vệ lên 17 tuổi và cấm các công ty thu thập dữ liệu từ trẻ vị thành niên. Điều này bao gồm dữ liệu sinh trắc học như dấu vân tay, giọng nói và hình ảnh khuôn mặt. Ngoài ra, dự luật còn hướng tới mục tiêu cải thiện quyền kiểm soát của phụ huynh, giúp họ dễ dàng quản lý trải nghiệm trực tuyến của con mình hơn.

Kristin Bride tin tưởng mạnh mẽ rằng, các quy định như vậy có thể đã cứu được con trai mình. "Tôi hoàn toàn tin rằng con trai tôi sẽ còn sống nếu luật này được ban hành vào thời điểm đó", bà khẳng định. Mặc dù bắt nạt trên mạng không được nêu trực tiếp trong dự luật, nhưng tác động của nó - chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và hành vi tự tử - đã được giải quyết.

Bà Vaishnavi J., người sáng lập Vyanams Strategies, tổ chức tư vấn cho các công ty về cách tạo ra các sản phẩm công nghệ an toàn hơn cho trẻ em, nhấn mạnh tính phức tạp của bắt nạt trên mạng. Bà giải thích rằng, "bắt nạt trên mạng là vấn đề thực sự khó giải quyết vì nó được mã hóa rất chặt chẽ và liên tục phát triển. Vaishnavi đặc biệt chỉ ra rằng, bắt nạt trên mạng ảnh hưởng không cân xứng đến các bé gái và phụ nữ trẻ da màu, những người thường thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của xã hội.

Các bé trai cũng bị bắt nạt trên mạng, mặc dù những khó khăn của các em ít được thảo luận hơn. "Các bé trai không có xu hướng nói với bạn rằng chúng đang bị quấy rối hoặc bắt nạt. Thay vào đó, các em chọn cách im lặng chịu đựng… và đó là một vấn đề thực sự", bà cũng lưu ý.

Thách thức phía trước

Mặc dù việc Thượng viện thông qua dự luật đánh dấu bước tiến đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Một số nhà lập pháp vẫn lo ngại, dự luật có thể xâm phạm quyền tự do ngôn luận hoặc hạn chế quyền truy cập của một số trẻ em vào thông tin quan trọng về các vấn đề LGBTQ+ và quyền sinh sản.

Các công ty công nghệ có nhiều phản ứng khác nhau. Microsoft, X và Snapchat ủng hộ biện pháp này, trong khi TikTok và Meta cho rằng nó vi hiến. Bất chấp những thách thức đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer nhấn mạnh, dự luật mới là cần thiết và là động thái lập pháp quan trọng.

Giờ đây, dự luật cần được các nghị sỹ Hạ viện Mỹ thông qua trước khi được Tổng thống ký phê chuẩn để chính thức đi vào cuộc sống.

Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.