Dư luận Hàn Quốc ủng hộ luật cấm điện thoại trong trường học

Hàn Quốc có thể sớm gia nhập danh sách dài các quốc gia cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học, trong bối cảnh một dự thảo luật về vấn đề này này đang nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng từ giáo viên, phụ huynh và các chính trị gia.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Theo các nhà lập pháp và quản lý giáo dục Hàn Quốc, ngày 3.11, nghị sĩ Cho Jung-hun và 10 nhà lập pháp khác của Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền đã thúc đẩy một dự thảo luật nhằm nghiêm cấm cấm sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh khác trong trường học trên toàn quốc để bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng như thể chất của học sinh.

z5998680791875-0c2b971413e2bc45b63334355e95411e.jpg
Học sinh vừa đi bộ vừa nhìn vào điện thoại di động gần một trường trung học cơ sở ở Seoul. Ảnh: Korea Times

Phát biểu về lý do đề xuất dự luật, các nghị sĩ này cho biết: “Hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ và Pháp, thông qua các công cụ lập pháp, đang cố gắng hạn chế trẻ em nói chung và học sinh nói riêng sử dụng điện thoại thông minh trong trường học vì chứng nghiện mạng xã hội đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Vấn nạn này cũng đang trở nên nghiêm trọng ở Hàn Quốc, nơi các cuộc khảo sát cho thấy 25% trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 9 tuổi, và 40,1% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh”. “Để bảo vệ sức khỏe tâm thần và thể chất của các em, chúng tôi đề xuất hạn chế việc sử dụng các thiết bị thông minh trong trường học trừ khi được phép sử dụng cho mục đích giáo dục hoặc trong trường hợp khẩn cấp”.

Quyết định này của các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng phù hợp với quan điểm của các cơ quan giáo dục tại nhiều quốc gia châu Âu và các tiểu bang ở Mỹ, những nơi đang cố gắng ngăn chặn tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động tràn lan, vì các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và nhận thức của thanh thiếu niên.

Tình trạng nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại và mất tập trung không phải là vấn đề duy nhất gây lo ngại. Trong nhiều trường hợp, học sinh cũng bị phát hiện đã sử dụng chức năng của điện thoại để bạo lực mạng hoặc truyền bá các văn hóa phẩm độc hại. Chỉ trong tháng trước, cảnh sát Hàn Quốc cho biết bốn học sinh tại một trường trung học cơ sở ở Namyangju đang bị điều tra vì bị cáo buộc sử dụng công nghệ AI để tạo ra hoặc lan truyền hình ảnh deepfake của các học sinh nữ.

Dư luận đang dần thay đổi quan điểm

Theo Sở Giáo dục Thủ đô Seoul, 70% trường học tại thủ đô cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Hiện tại, Hàn Quốc chưa có một đạo luật chính thức nào hạn chế cụ thể việc sử dụng điện thoại tại trường học. Thay vào đó, lệnh cấm được áp dụng tùy thuộc vào quy định của từng trường.

Tuy nhiên, áp lực chính trị để ban hành luật như vậy đã gia tăng trong những năm gần đây, với việc sử dụng điện thoại trở thành mối lo ngại ngày càng tăng của nhiều phụ huynh. Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào tháng trước, các tổ chức ủng hộ quyền của giáo viên và phụ huynh học sinh đã kêu gọi ban hành luật, nói rằng nhiều học sinh "bị lạc lối trong làn sóng phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh".

Theo một cuộc thăm dò do Macromill Embrain công bố tuần trước, 69% phụ huynh của học sinh vị thành niên cho biết họ sẽ ủng hộ ý tưởng hạn chế việc học sinh sử dụng điện thoại ở trường, so với chỉ 12,6% bày tỏ sự phản đối.

Từ trước tới nay, các nhà hoạt động nhân quyền ủng hộ việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, coi những hạn chế này là chính phủ đang xâm phạm quá mức quyền của học sinh.

Tuy nhiên, tháng trước, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc đã bác bỏ một bản kiến ​​nghị cáo buộc ban quản lý trường học vi phạm quyền của học sinh khi đưa ra quy định về hạn chế sử dụng điện thoại trong các giờ học. Điều này đánh dấu sự thay đổi trong lập trường của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc, vì trước đó, cơ quan này liên tục đưa ra phán quyết có lợi cho những bên kiến nghị, lên đến 300 trường hợp trong thập kỷ qua.

Quốc tế

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.