Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản:

Dự liệu trước các tài sản đấu giá có thể phát sinh trong tương lai

Chiều 27.3, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Hội nghị đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá

Các ĐBQH đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan, sự chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; cho rằng, đến nay, dự thảo luật đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. 

Về tài sản đấu giá quy định tại Điều 4 dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, luật hiện hành và dự thảo luật đang quy định theo hướng liệt kê các loại tài sản mà theo pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá và áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục đấu giá cho các loại tài sản này. Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành cũng quy định tài sản nào, giá trị như thế nào thì bán thông qua đấu giá, tài sản nào, giá trị như thế nào thì không bán thông qua đấu giá, tài sản nào thì đấu giá quyền sử dụng (quyền cho thuê), tài sản nào thì đấu giá quyền sở hữu. Đồng thời, luật hiện hành và dự thảo luật đều đã có quy định chung mang tính khái quát đối với tài sản khác mà pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá để bảo đảm tính bao quát, đầy đủ và dự liệu trước các tài sản có thể phát sinh trong tương lai.

Đối với quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị giữ như quy định tại dự thảo luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; tiếp thu, sửa đổi tài sản “quyền sử dụng tên miền internet” thành “quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” để thống nhất với quy định của Luật Viễn thông năm 2023.

Góp ý về nội dung trên, ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định về cho thuê tài sản công, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công là một trong các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công. Trên thực tế hiện nay, việc đấu giá quyền khai thác, quyền sử dụng các mặt bằng như bãi gửi xe, căng-tin, ki-ốt tại đơn vị như trường học, bệnh viện… đã được thực hiện rất nhiều và nhu cầu cũng rất lớn. Trong khi đó, dự thảo Luật chỉ quy định một hình thức là bán tài sản thông qua đấu giá mà không có hình thức cho thuê tài sản công, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công thông qua hình thức đấu giá tài sản. Từ thực tế này, đại biểu Hà Phước Thắng đề nghị bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công, quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công thông qua đấu giá.

Đề nghị bổ sung hành vi bị cấm đối với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản

Đối với quy định tại dự thảo luật về “người tham gia đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng”, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) đề nghị bổ sung người có tài sản đấu giá trong việc thỏa thuận để bảo đảm việc thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan. Trong trường hợp “các bên lựa chọn thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng” thì phải bổ sung quy định cụ thể về định mức bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh...

Góp ý vào khoản 4, Điều 1 dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Luật), ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)đề nghị bổ sung thêm hai hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản là: gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá;nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đăng ký tham gia đấu giá ngoài tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện, không thực hiện việc đấu giá tài sản hoặc thực hiện việc đấu giá tài sản không đúng quy định.

Luật Đấu giá tài sản hiện hành mới chỉ quy định cấm việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá mà chưa có quy định cấm đối với hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Nêu thực tế này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4, Điều 9 Luật Đấu giá tài sản theo hướng: “Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản”.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chiều 7.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan liên quan rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sẽ diễn ra đầu tuần tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật

Tại cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7.11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính kịp thời song vẫn cần thận trọng, kỹ lưỡng

Nhất trí việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước để kịp thời khắc phục ngay những vướng mắc trong thực tiễn, tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý các nội dung sửa đổi phải được rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng, cân nhắc việc quy định quá linh hoạt có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn trong quản lý tài chính - ngân sách cũng như những rủi ro cho cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Mở rộng đối tượng kiểm toán độc lập: Tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Sáng 7.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

* Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị

* Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Ngày 6.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon

Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đương đại đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được điều hành, quản lý, chi phối bởi trí tuệ. Các sản phẩm của kinh tế này đều hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, phong phú của con người.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vân Nam có vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vân Nam có vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, sáng 6.11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.