Quảng bá văn hóa, con người, tiềm năng Kỳ Sơn qua giải marathon

Mùng 8 - 9 Tết Giáp Thìn (tức 17 - 18.2), những người yêu chạy bộ sẽ có cơ hội được sải bước đón xuân mới trên cung đường đẹp, hiếm có lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn NGUYỄN VIẾT HÙNG kỳ vọng giải chạy sẽ góp phần quảng bá văn hóa, con người và tiềm năng của huyện một cách rộng rãi nhất.

Cung đường chạy đẹp, hiếm có

- Tại sao huyện Kỳ Sơn lại quyết định tổ chức giải chạy marathon "Kỳ Sơn - Về miền sơn cước 2024", thưa ông?

- Kỳ Sơn là địa bàn biên giới giáp với nước bạn Lào, có nhiều tiểu vùng khí hậu, quanh năm mát mẻ. Nhiều địa phương nằm trên độ cao 1.000m so với mực nước biển, như Nậm Cắn, Mường Lống, Na Ngoi… được ví như Đà Lạt, Sa Pa của xứ Nghệ. Nhờ những ưu đãi của thiên nhiên, tại đây có nhiều loại cây, con đặc sản nổi tiếng như gừng, khoai sọ, gạo, gà đen, lợn đen... Đặc biệt khắp nơi trên các bản làng, núi rừng, nhiều loài hoa như đào, mận, dã quỳ, mai anh đào, đậu anh đào, trạng nguyên... quanh năm khoe sắc rực rỡ.

Bên cạnh đó, Kỳ Sơn còn có 5 dân tộc anh em gồm: Khơ Mú, Mông, Thái, Kinh và Hoa cùng sinh sống với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc được gìn giữ từ lâu đời. Sự giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số mang đến cho Kỳ Sơn nền ẩm thực phong phú cùng những trò chơi dân gian độc đáo. Đây chính là những tiềm năng, lợi thế để huyện Kỳ Sơn có thể kết nối phát triển du lịch.

Quảng bá văn hóa, con người, tiềm năng của Kỳ Sơn qua giải chạy -0
Cung đường chạy tại Kỳ Sơn được đánh giá là đẹp, kỳ vĩ mà không phải địa phương nào cũng có

Muốn phát triển du lịch thì phải quảng bá rộng rãi để mọi người biết đến. Và chúng tôi quyết định tổ chức giải marathon với mong muốn thu hút nhiều người đến với Kỳ Sơn để hiểu rõ hơn về mảnh đất, văn hóa, con người Kỳ Sơn. Đặc biệt, nếu có nhà đầu tư nào đó nhìn ra tiềm năng của Kỳ Sơn thì đây có thể sẽ là cơ hội lớn cho địa phương phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Với đường biên giới dài nhất của tỉnh Nghệ An (203/418km), đỉnh núi Puxailaileng cao hơn 2.700m, là nóc nhà của dãy Trường Sơn, cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn nơi có chợ biên giới Việt - Lào họp vào Chủ nhật hàng tuần... cung đường chạy tại Kỳ Sơn được đánh giá là đẹp, kỳ vĩ mà không phải địa phương nào cũng có.

- Lần đầu tiên tổ chức giải chạy thu hút sự tham gia của khoảng 1.000 vận động viên trong và ngoài nước, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng hạn chế, chắc hẳn Ban tổ chức cũng gặp nhiều khó khăn? 

- Đúng là chúng tôi ủng hộ ý tưởng tổ chức giải chạy marathon tại Kỳ Sơn nhưng bắt tay vào làm thì còn nhiều vấn đề phải lo lắng. Khó khăn nhất là quãng đường từ Vinh lên Kỳ Sơn quá xa, hơn 250km. Trong khi đó cơ sở hạ tầng trên địa bàn còn nhiều hạn chế; ít khách sạn, nhà hàng, e không bảo đảm nơi ăn, chốn ở cho vận động viên. Không những thế, giải chạy được phát động trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng, lại sát thời điểm Tết nguyên đán, nên khó kêu gọi nhà tài trợ… 

Tuy nhiên, thuận lợi là giải chạy marathon được lãnh đạo tỉnh Nghệ An ủng hộ; các sở, ban, ngành của tỉnh quan tâm; lãnh đạo huyện thống nhất cao; nhân dân hào hứng. Hi vọng giải chạy tổ chức vào những ngày đầu xuân mới kết hợp với phát động Tết trồng cây sẽ tạo ra khí thế mới, kỳ vọng mới cho huyện.

Quảng bá văn hóa, con người, tiềm năng của Kỳ Sơn qua giải chạy -0
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng (áo xanh) kiểm tra cơ sở vật chất trên địa bàn

Cả hệ thống chính trị vào cuộc, sẵn sàng cho giải chạy

- Công tác chuẩn bị cho Giải marathon Kỳ Sơn - Về miền sơn cước 2024 đã được triển khai như thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế như ông vừa nêu?

- Giải chạy được cả hệ thống chính trị của tỉnh Nghệ An và huyện Kỳ Sơn vào cuộc một cách tích cực. Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã có văn bản cho phép đóng đường, phân luồng để tổ chức giải. Sở Du lịch Nghệ An có văn bản đề nghị các huyện tiếp giáp với Kỳ Sơn nghiên cứu quản lý tốt giá cả nhà hàng, khách sạn, dịch vụ. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế hỗ trợ cán bộ chuyên môn và các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phương án phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho vận động viên và du khách.

Sở Giáo dục và Đào tạo vận động thầy cô giáo, học sinh tham gia giải chạy. Trường THPT Kỳ Sơn cho phép sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tổ chức giải chạy. Lực lượng công an, bộ đội, biên phòng, chính quyền địa phương xã, thị trấn nơi có đường chạy qua thành lập các ban hậu cần phục vụ giải…

Hôm qua, mùng 5 Tết, Ban tổ chức một lần nữa rà soát công tác chuẩn bị. Tất cả đã sẵn sàng chào đón vận động viên và du khách đến Kỳ Sơn vào cuối tuần này.

- Người dân là thành phần quan trọng làm nên thành công của các giải chạy. Sự hưởng ứng của người dân với Giải marathon Kỳ Sơn - Về miền sơn cước 2024 như thế nào, thưa ông?

- Có thể nói, từ trước đến nay tại Kỳ Sơn chưa có sự kiện thể thao nào lớn như thế này, vì vậy người dân rất háo hức. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức, thầy cô giáo và học sinh trên địa bàn đã đăng ký tham gia chạy. Bà con cũng tích cực chuẩn bị tốt công tác đường chạy, vệ sinh môi trường, hoạt động hoạt náo để cổ vũ các vận động viên, đồng thời thể hiện sự thân thiện, mến khách của người dân Kỳ Sơn.

Chương trình khai mạc giải chạy có các tiết mục biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thái, Mông nhằm giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đặc sắc đến vận động viên và du khách. Trong khuôn khổ sự kiện, Kỳ Sơn cũng có 5 gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản OCOP của địa phương…

Quảng bá văn hóa, con người, tiềm năng của Kỳ Sơn qua giải chạy -0
Chạy và khám phá những địa danh nổi tiếng của Kỳ Sơn

- Ông kỳ vọng gì sau giải chạy này?

- Tôi kỳ vọng sau giải chạy, phong trào chạy bộ của huyện Kỳ Sơn nói riêng và các huyện miền núi nói chung sẽ được nâng lên. Chúng tôi cũng xác định đây là điểm nhấn để Kỳ Sơn thu hút khách du lịch vì phong trào chạy bộ đang phát triển, cộng đồng chạy bộ mong muốn chọn những cung đường đẹp, mang tính thử thách, khám phá.

Qua giải chạy, hy vọng mọi người hiểu hơn về văn hóa, con người Kỳ Sơn, đóng góp điều gì đó cho đồng bào các dân tộc đang sinh sống, bảo vệ rừng, giữ vững an ninh biên giới quốc gia. Và biết đâu, như đã nói ở trên, từ giải chạy này các nhà đầu tư sẽ được thấy tiềm năng của Kỳ Sơn để biến nơi đây thành vùng đất phát triển du lịch như Sa Pa, Đà Lạt... 

Có thể nói, mỗi bước chạy trên cung đường này đều thể hiện trách nhiệm của vận động viên đối với đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện, bằng cách này hay cách khác. Đã có một số vận động viên tài trợ các suất học bổng cho học sinh Kỳ Sơn hay tài trợ trồng cây hoa anh đào, mô hình phát triển kinh tế, chăn nuôi... Đây là những tín hiệu tích cực ban đầu, động viên Ban tổ chức cũng như chính quyền và người dân Kỳ Sơn.

- Xin cảm ơn ông!

Quảng bá văn hóa, con người, tiềm năng của Kỳ Sơn qua giải chạy
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng

“Tuy là lần đầu tiên song chúng tôi cố gắng tổ chức Giải marathon Kỳ Sơn - Về miền sơn cước 2024 một cách bài bản, chuyên nghiệp, từ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (trang phục vận động viên, huy chương…) đến thiết kế cung đường, sử dụng công nghệ tối ưu trong khâu đăng ký, thanh toán, ghi nhận thành tích của vận động viên; sắp xếp chỗ lưu trú, ăn uống và di chuyển trọn gói cho người tham gia... Tất cả nhằm mang lại trải nghiệm đáng nhớ và ý nghĩa cho vận động viên những ngày đầu xuân mới”.

Du lịch - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”
Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Ngành du lịch tại vùng Đông Bắc còn chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ phát triển du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác phát triển du lịch gắn với văn hóa và lịch sử.