Ngày 14.6, vòng chung kết giải bóng đá vô địch châu Âu - EURO 2024 sẽ chính thức khởi tranh tại Đức. 24 đội tuyển đã chốt danh sách cầu thủ tham dự. Công tác chuẩn bị của chủ nhà cũng đã sẵn sàng.
EURO 2024 đánh dấu sự trở lại của giải đấu với chu kỳ 4 năm thông thường sau khi EURO 2020 bị hoãn đến năm 2021 do đại dịch Covid-19.
Dưới đây là những thông tin quan trọng và thú vị về giải đấu năm nay.
Albart, linh vật của EURO 2024. Ảnh: Alexandra Beier/AFP
Lần đầu tiên Đức đăng cai vòng chung kết EURO
Vòng chung kết EURO 2024 kéo dài một tháng, bắt đầu từ ngày 14.6 tại Munich Football Arena với trận khai mạc giữa chủ nhà Đức và Scotland.
Vòng bảng sẽ kéo dài đến ngày 26.6. Vòng đấu loại trực tiếp bắt đầu ngày 29.6. Trận chung kết sẽ diễn ra ngày 14.7 trên sân vận động Olympiastadion ở Berlin.
Đây là lần đầu tiên Đức đăng cai vòng chung kết EURO 2024 kể từ khi thống nhất năm 1990. EURO 1988 được tổ chức tại Tây Đức.
Đức được chọn làm quốc gia đăng cai EURO 2024 tại cuộc họp của Ủy ban điều hành UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ, năm 2018.
10 sân vận động tổ chức các trận đấu
10 sân vận động đã được chọn làm nơi diễn ra các trận đấu ở vòng chung kết EURO 2024. Trong số đó, 9 sân đã được sử dụng khi Đức đăng cai World Cup 2006.
Munich từng là một trong 11 địa điểm tổ chức các trận đấu tại vòng chung kết EURO 2020.
Sân vận động Munich, một trong 10 sân vận động diễn ra các trận đấu của vòng chung kết EURO 2024. Ảnh: Alexandra Beier/AFP
24 đội bóng, 6 bảng đấu, 51 trận
Vòng chung kết EURO 2024 có sự tham gia của 24 đội bóng, được chia thành 6 bảng; tổng cộng sẽ có 51 trận đấu.
Các bảng đấu cụ thể như sau:
Bảng A: Đức, Scotland, Hungary, Thụy Sĩ
Bảng B: Tây Ban Nha, Croatia, Italy, Albania
Bảng C: Slovenia, Đan Mạch, Serbia, Anh
Bảng D: Ba Lan, Hà Lan, Áo, Pháp
Bảng E: Bỉ, Slovakia, Romania, Ukraine
Bảng F: Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Bồ Đào Nha, Séc
Trong số 24 đội bóng, Georgia lần đầu tiên góp mặt ở vòng chung kết EURO, trong khi Ukraine và Ba Lan dự giải nhờ vượt qua loạt trận tranh vé vớt.
Những ứng cử viên vô địch
Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch EURO 2024.
Bồ Đào Nha là đội duy nhất thắng tất cả các trận đấu ở vòng loại; trong khi Pháp và Anh bất bại, còn Tây Ban Nha chỉ thua một trận.
Đức cũng được coi là ứng cử viên với tư cách đội chủ nhà, dù họ đã có màn trình diễn đáng thất vọng tại World Cup 2022.
Erling Haaland (số 9), tiền đạo siêu sao của CLB Manchester City không có cơ hội tham gia vòng chung kết sau khi đội tuyển Na Uy không vượt qua vòng loại. Ảnh: Marko Djurica/Reuters
Những cái tên vắng mặt đáng tiếc
Thụy Điển và Na Uy là hai tên tuổi lớn không có mặt tại Đức những ngày tới. Thụy Điển không lọt vào vòng loại EURO lần đầu tiên kể từ năm 1996, trong khi Na Uy vắng mặt từ năm 2000 đến nay.
Hai đội bóng này không vượt qua được vòng loại đồng nghĩa với việc người hâm mộ sẽ không có cơ hội xem những cầu thủ nổi tiếng của giải Ngoại hạng Anh như Erling Haaland, Martin Odegaard và Alexander Isak thi đấu ở Đức.
Thể thức thi đấu và số lượng cầu thủ đăng ký
Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã xác nhận hồi tháng 5 rằng, danh sách đội hình được đăng ký tối đa sẽ tăng từ 23 lên 26 cầu thủ.
Tại vòng chung kết EURO 2020, các đội bóng được phép đăng ký 26 cầu thủ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Số lượng cầu thủ này cũng được áp dụng tại vòng chung kết World Cup 2022 ở Qatar vì giải đấu diễn ra vào giữa mùa giải quốc nội.
UEFA đã lên kế hoạch trở lại danh sách 23 người tại vòng chung kết EURO 2024, song sau khi thảo luận với các huấn luyện viên, số lượng cầu thủ đăng ký được giữ nguyên. Việc tăng số lượng cầu thủ được phép đăng ký có lợi cho các đội bóng vì lịch trình bận rộn ở cấp câu lạc bộ gây ra nhiều nguy cơ chấn thương hơn cho các cầu thủ.
Sau vòng bảng, hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ tiến vào vòng 16 đội.
Công nghệ VAR sẽ được sử dụng ở tất cả các trận đấu, cùng với hai trợ lý VAR và ba người vận hành video.
Quyết định việt vị bán tự động cũng sẽ được áp dụng tại EURO 2024. Mỗi quả bóng trong giải đấu sẽ được trang bị công nghệ bóng kết nối, nhằm gửi dữ liệu vị trí đến trọng tài. Dữ liệu cung cấp từ quả bóng cũng sẽ được sử dụng để xác định điểm tiếp xúc và các tình huống chơi bóng bằng tay.
Đội vô địch ngoài cup có thể nhận được tổng tiền thường lên tới 31 triệu USD
UEFA sẽ chi tổng cộng 360 triệu USD (331 triệu euro) cho các đội tuyển góp mặt tại EURO 2024. Mỗi đội góp mặt tại vòng bảng chắc chắn sẽ nhận 10 triệu USD. Mỗi đội sẽ nhận thêm 1,08 triệu USD/trận thắng và 540.000 USD/trận hòa. Các đội sẽ nhận thêm 1,62 triệu USD nếu vào vòng 1/8, 2,7 triệu USD nếu vào tứ kết, 4,3 triệu USD nếu vào bán kết. Đội á quân sẽ nhận 5,4 triệu USD còn đội vô địch sẽ nhận thêm 8,6 triệu USD cùng chiếc Cup Henri Delaunay.
Theo bậc lũy tiến này, đội vô địch sẽ nhận tối đa 31 triệu USD nếu toàn thắng ở vòng bảng.
UEFA không chỉ trả tiền cho các liên đoàn, mà còn chia sẻ với các CLB chủ quản cho cầu thủ dự EURO 2024. UEFA sẽ trả thù lao cho các CLB dựa trên thời gian mà các cầu thủ hội quân và thi đấu cùng đội tuyển.
UEFA sẽ trả khoảng 10.000 USD/ngày/cầu thủ, bắt đầu từ 10 ngày trước trận đầu tiên và kéo dài cho đến một ngày sau khi họ bị loại khỏi EURO 2024 hoặc nâng Cup vô địch.
Với mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025, ngành du lịch đang tăng tốc bằng loạt giải pháp: mở rộng thị trường, nới lỏng chính sách thị thực, đẩy mạnh số hóa và phát triển du lịch xanh. Tư duy tiếp cận mới, tập trung vào nâng cao chi tiêu du khách thay vì chỉ đếm lượt, được xem là hướng đi bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khu vực ngày càng quyết liệt.
Chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa” mở ra không gian trải nghiệm đặc sắc về thiên nhiên, văn hóa và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu gắn với cây chè - biểu tượng của vùng đất trung du.
Với mức giá chung 40.000 đồng/bát, Festival Phở 2025 (từ ngày 18 - 20.4) thu hút lượng khách đông đảo đến thưởng thức, đặc biệt tại các gian hàng phở có hương vị lạ như phở chua Tuyên Quang, phở atiso Đà Lạt, phở bò hầm nhừ, phở vịt tỳ bà...
Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.
Khánh Hòa vừa phối hợp với các đơn vị lữ hành và hàng không quốc tế tổ chức đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ TP. Khabarovsk, Liên bang Nga đến Nha Trang, đánh dấu tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của thị trường du lịch quốc tế tại địa phương.
Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.
Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.
Chiều 18.4, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam cùng Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam công bố hợp tác và khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung mang tên “Galaxy AI hiểu Tiếng Việt, tôn vinh du Lịch Việt”.
Chương trình "Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản", với sự đồng hành của nhiều nhà sáng tạo nội dung có hàng triệu lượt theo dõi, hứa hẹn góp phần lan tỏa mạnh mẽ vẻ đẹp di sản, văn hóa của 5 vùng đất cố đô của Việt Nam.
Chiều 17.4, Báo Nhân Dân đã công bố Dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình, dê tái chanh - đặc sản của Ninh Bình - đã được chuyên trang ẩm thực toàn cầu Taste Atlas xếp vào danh sách 36 món thịt dê ngon nhất thế giới.
Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải và Đỗ Duy Mạnh đã chính thức được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) lựa chọn vào đội hình Đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars). Đội hình này sẽ tham dự trận giao hữu đặc biệt với CLB Manchester United, diễn ra ngày 28.5 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.
Du lịch Halal (du lịch Hồi giáo hay du lịch thân thiện với người Hồi giáo) dự báo sẽ đóng góp gần 350 tỷ USD cho ngành du lịch thế giới vào năm 2030. Ngành du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng để khai thác lĩnh vực này, song cần có chiến lược, giải pháp phù hợp.
Ngày 14.4, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã ký Quyết định số 756/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
Ngành du lịch phục hồi mạnh sau đại dịch nhưng đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khẳng định: giải pháp then chốt là đổi mới mô hình đào tạo theo hướng thực hành, gắn kết doanh nghiệp và chuẩn hóa đầu ra.
Lễ hội Tràng An năm 2025 với chủ đề “Tràng An - Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi” đã khai mạc ngày 13.4, tiếp tục tôn vinh chiều sâu lịch sử và giá trị trường tồn của Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.
Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 đã khép lại với doanh thu bán sản phẩm đạt trên 180 tỷ đồng, 95% doanh nghiệp đạt mục tiêu khi tham gia hội chợ; gần 4.500 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến tham dự và làm việc.
Gian hàng của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 là một trong những gian hàng lớn với nhiều hoạt động đặc sắc.
“Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn phát triển lâu dài, có trách nhiệm và bền vững”. Đây là khẳng định của ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tại Diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam”, diễn ra ngày 11.4 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025.