Chuyển đổi xanh để du lịch phát triển bền vững

Chia sẻ bên lề họp báo Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 ngày 20.3, Trưởng Ban tổ chức - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam VŨ THẾ BÌNH kỳ vọng, chuyển đổi xanh sẽ lan tỏa rộng rãi để cùng với chuyển đổi số trở thành đôi cánh giúp du lịch Việt Nam bay lên.

Lan tỏa khái niệm chuyển đổi xanh trong du lịch

- Tại sao Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 chọn chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, thưa ông?

- VITM Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14.4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, trong bối cảnh ngành du lịch quyết tâm khôi phục toàn diện du lịch trong năm 2024, mọi chỉ tiêu của ngành du lịch đều đạt và vượt năm 2019. Tại Hội chợ sẽ diễn ra rất nhiều sự kiện, thực hiện đúng Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững, trong đó có yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam VŨ THẾ BÌNH. Ảnh: H.Sen
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình

Hiện các nền kinh tế thế giới đều tập trung vào vấn đề chuyển đổi xanh, gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xanh theo hướng bền vững. Chính vì vậy, mặc dù cách đây 3 năm, VITM Hà Nội từng lấy chủ đề "Du lịch xanh", nhưng lần này chúng tôi tiếp tục đưa ra chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”.

- Chuyển đổi xanh trong du lịch sẽ tập trung vào các lĩnh vực nào?

- Chuyển đổi xanh trong du lịch sẽ tập trung từ khâu xây dựng sản phẩm du lịch xanh, dịch vụ xanh, điểm đến xanh, con đường du lịch xanh, đào tạo lao động có kiến thức về du lịch xanh… Bản chất của việc này là chú trọng đến bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường du lịch thân thiện; qua đó làm cho sản phẩm du lịch của Việt Nam hấp dẫn hơn, đổi mới hơn và có thể thu hút sự hưởng ứng của toàn xã hội đối với hoạt động du lịch.  

- Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2024 dự kiến tổ chức Diễn đàn “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Xin ông chia sẻ thêm về Diễn đàn này?

- Trong VITM, bao giờ cũng có hai phần việc. Thứ nhất là những hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau, giới thiệu các sản phẩm du lịch. Hoạt động thứ hai là định hướng phát triển. Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, VITM 2024 sẽ có diễn đàn vừa trực tiếp vừa trực tuyến bàn về chuyển đổi xanh trong du lịch và trách nhiệm của mỗi cơ quan liên quan.

Chúng ta có đã có những khách sạn, nhà hàng nói không với rác thải nhựa, có nhiều mô hình du lịch xanh góp phần xây dựng văn hóa tôn trọng và bảo vệ môi trường, cung cấp trải nghiệm tích cực cho du khách để lan tỏa một hình ảnh du lịch Việt Nam xanh, sạch, hấp dẫn. Điều đó có nghĩa Việt Nam đang có những gương sáng trong phát triển du lịch theo hướng xanh. 

Chúng tôi hy vọng rằng, với những hoạt động của Hội chợ thì khái niệm chuyển đổi xanh sẽ lan tỏa một cách rộng rãi trong các doanh nghiệp du lịch, để cùng với chuyển đổi số trở thành đôi cánh của ngành du lịch, giúp ngành kinh tế xanh Việt Nam bay lên thời gian tới.

Ngành du lịch có nhiều cơ hội

- Năm nay, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách quốc tế, cao hơn con số 18 triệu lượt khách quốc tế mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra. Đâu là những nguyên nhân Hiệp hội Du lịch Việt Nam có thể tự tin với mục tiêu này?

- Điều khiến chúng tôi tự tin là sự nhiệt tình của các doanh nghiệp. Tuy rằng vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao của doanh nghiệp, cùng một số điều kiện thuận lợi, chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó.

Cụ thể, chính sách thị thực (visa) của chúng ta đã có nhiều đổi mới. Có thể không rộng bằng một số nước trong khu vực nhưng về chiều sâu, chúng ta đã miễn visa song phương cho 15 nước với thời gian lưu trú 45 ngày, nâng thời hạn visa điện tử lên tới 90 ngày và đang nghiên cứu mở rộng danh sách miễn visa đơn phương, thí điểm cấp visa dài hạn, nhập cảnh nhiều lần... Với chính sách mở cửa một cách mạnh mẽ như vậy, chúng tôi tin rằng ngành du lịch sẽ có nhiều cơ hội.

- Kỳ vọng của ông về VITM Hà Nội năm nay?

- Hiện đã có hơn 600 doanh nghiệp đăng ký có gian hàng, khoảng 3.000 doanh nghiệp du lịch cả nước tham dự các hoạt động của Hội chợ. Số người tham gia Hội chợ kỳ vọng đạt từ 60.000 - 70.000 lượt. Tuy không cao bằng năm 2019, nhưng trong bối cảnh hiện nay con số đó cũng ấn tượng. 

Chúng tôi kỳ vọng, Hội chợ sẽ góp phần khôi phục toàn diện du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19, xây dựng và định vị thương hiệu, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế. Sự kiện này cũng sẽ phát huy vị thế, đóng góp tích cực để du lịch Việt Nam từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

- Xin cảm ơn ông!

Du lịch - Thể thao

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Bộ Công an tổ chức Ngày chạy Olympic – Vì an ninh Tổ quốc
Du lịch - Thể thao

Bộ Công an tổ chức Ngày chạy Olympic – Vì an ninh Tổ quốc

Ngày 27.3, tại Khu Tượng đài "Công an nhân dân vì dân phục vụ", phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ khai mạc Ngày chạy Olympic - Vì an ninh Tổ quốc khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an Thành phố Hà Nội năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Trần Quốc Tỏ chủ trì buổi lễ

Đảo Cát Bà thăng hạng du lịch, đầu tư nhờ mạng lưới giao thông hiện đại
Du lịch - Thể thao

Đảo Cát Bà thăng hạng du lịch, đầu tư nhờ mạng lưới giao thông hiện đại

Bến phà Đồng Bài – Cái Viềng được mở rộng, cáp treo chạy quanh năm, xe bus điện đón tận nhà ga cáp treo, hay tàu cao tốc mở thêm tuyến mới đến trung tâm đảo Cát Bà… Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, đồng bộ giúp Cát Bà phát triển mạnh mẽ du lịch bốn mùa, thành điểm đến hấp dẫn nhất miền Bắc.

Quảng bá du lịch Lạng Sơn tại miền Trung
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá du lịch Lạng Sơn tại miền Trung

Chiều 24.3, tại TP. Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.