Dự kiến chi hơn 506 tỷ đồng tiền quà Tết cho người có công Tết Ất Tỵ 2025

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký văn bản số 68/TTr-BLĐTBXH trình Chủ tịch nước Lương Cường về việc tặng quà người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

botrontham-12-07-52-100.jpg
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm hỏi các Thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thương bệnh binh Thuận Thành. Ảnh: Mạnh Dũng

Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tặng quà cho hơn 1,66 triệu người có công với tổng số tiền hơn 506 tỷ đồng. Quà tặng có hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đối với mức quà 600.000 đồng, dành tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, người hoạt động cách mạng trước 1-1-1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, người hoạt động cách mạng từ 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Mức quà này cũng dành tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng, thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Ngoài ra, còn có người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học bị tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp và người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng, thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng, thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Đối với mức quà 300.000 đồng, dành tặng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp hằng tháng, thương binh hưởng chế độ mất sức lao động.

Những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp hằng tháng và đại diện thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ (khi liệt sĩ không còn thân nhân) cũng hưởng mức quà 300.000 đồng.

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.