Dự kiến chi 140 tỷ đồng để đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Chương trình dự kiến triển khai thí điểm trong 3 năm học, từ năm học 2025-2026 đến năm học 2027-2028 và triển khai đại trà từ năm học 2029-2030.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dư luận về dự thảo tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non.

Theo đó, mục tiêu là đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; phát triển toàn diện trẻ em mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ và thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp một, đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 4 nội dung đổi mới gồm: Tiếp cận năng lực dựa trên tình cảm - xã hội; tiếp cận dựa trên quyền, đảm bảo chất lượng, công bằng, hoà nhập, bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt của trẻ; trao quyền cho cơ sở giáo dục và giáo viên trong phát triển chương trình giáo dục; quy định về tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ bảo đảm phù hợp với sự phát triển của trẻ em mầm non và chế độ làm việc của đội ngũ theo quy định của Luật Lao động.

Bên cạnh những điểm mới, chương trình mới cũng kế thừa các nội dung của chương trình hiện hành, gồm: trẻ em là trung tâm của quá trình giáo dục, chủ thể trong hoạt động và giao tiếp; bổ sung nội dung và phương pháp giáo dục tiên tiến, cá nhân hóa quá trình giáo dục; mở rộng cơ hội tham gia và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

van-bang-2-cao-dang-giao-duc-mam-non.jpg
Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua đối với dự thảo nghị quyết vào kỳ họp tháng 10.2025 của Quốc hội khóa XV và thông qua theo quy trình một kỳ họp. Ảnh minh họa: gdsp.gtvthcm.edu.vn

Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới được chia làm hai giai đoạn.

Từ năm 2025 đến năm 2028 tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non thực hiện thí điểm chương trình; triển khai thí điểm chương trình mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non trong 3 năm học, từ năm học 2025-2026 đến năm học 2027-2028; đánh giá độc lập quá trình thực hiện thí điểm.

Năm 2029 đến năm 2030 thẩm định, ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới; hướng dẫn thực hiện và triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2029-2030.

Dự thảo tờ trình đề xuất tổng mức kinh phí để đổi mới chương trình giáo dục mầm non là 140 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng, thẩm định Chương trình mới 20 tỷ đồng; kinh phí biên soạn, thẩm định, cung cấp tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình mới giai đoạn thí điểm, điều chỉnh hàng năm; hoàn thiện và triển khai đại trà là 15 tỷ đồng; kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non để thực hiện chương trình mới là 30 tỷ đồng; kinh phí chuẩn bị và triển khai thực hiện thí điểm chương trình là 75 tỷ đồng.

Kinh phí đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được thực hiện ở Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non phổ thông giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045.

Kinh phí đảm bảo cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chương trình được thực hiện tại Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2024-2030.

Theo lộ trình dự kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới trong ba năm học liên tiếp 2025-2026, 2026-2027, 2027-2028 tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền trên cả nước. Sau thời gian thí điểm, Bộ sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới và dự kiến triển khai đại trà tại các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước vào năm học 2029-2030.

Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu
Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu

Với đề tài nghiên cứu về công dụng của loài cây Dong riềng đỏ trong chữa bệnh, Phạm Viết Hà Quảng (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã xuất sắc vào top cao tại Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu - InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC).

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ
Giáo dục

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ

Với Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam, học viên cao học và nghiên cứu sinh được miễn học phí, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng cùng nhiều quyền lợi vượt trội khác.

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên
Giáo dục

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm (theo Thông tư 29) trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa vấn đề này vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh
Giáo dục

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh

Bên cạnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành từ 14.2, các địa phương cũng yêu cầu các nhà trường tăng cường các hoạt động câu lạc văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao...; phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lý học sinh trong thời gian không học tập tại trường.

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm
Giáo dục

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm quy định giáo viên phải đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài trường học, đảm bảo tính hợp pháp và quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động dạy thêm. Tuy vậy, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh do các thủ tục phức tạp và thời gian xử lý kéo dài.

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy
Giáo dục

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội cho thấy 78,3% giáo viên và cán bộ sử dụng công nghệ hàng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, bỏ xét tuyển sớm đại học, điểm mới nhất trong thi đánh giá năng lực năm 2025, những lưu ý quan trọng khi xét tuyển vào trường ĐH Ngoại thương năm 2025... là những vấn đề mới nhất trong giáo dục tuần qua.