Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

Với nhiều du học sinh quốc tế, được trải nghiệm ngày Tết cổ truyền của Việt Nam là điều rất thú vị.

Ryosuke Yamamoto, 22 tuổi, đến từ thành phố Yokohama, Nhật Bản là sinh viên chuyên ngành Quản trị khoa học máy tính tại Đại học Keio (Nhật Bản). Nam sinh đến Việt Nam du học từ tháng 7.2023 theo chương trình trao đổi sinh viên 1 năm với Trường Đại học Ngoại thương.

Ryosuke tâm sự, lý do chọn tới Việt Nam du học là bởi yêu thích văn hóa Việt. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thu hút rất nhiều công ty Nhật Bản muốn đầu tư và rất có tiềm năng phát triển startup (khởi nghiệp).

Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024 là lần đầu tiên Ryosuke Yamamoto được trải nghiệm không khí Tết cổ truyền của Việt Nam.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Ryosuke Yamamoto, 22 tuổi, du học sinh người Nhật đang học trao đổi tại Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: Nguyễn Liên)

Theo nam sinh, ở đất nước Nhật Bản không có lịch âm, người dân chỉ đón Tết dương lịch. Vào năm mới, Ryosuke thường cùng gia đình, bạn bè tụ tập, ăn bữa tối tấm cúng, thay vì có những hoạt động cộng đồng đa dạng và kéo dài nhiều ngày như ở Việt Nam. Người Nhật cũng có phong tục Otoshidama - là tiền lì xì người lớn dành cho trẻ nhỏ vào năm mới.

Bên cạnh đó, Ryosuke và gia đình thường ăn Osechi (mâm cỗ tết truyền thống của người Nhật Bản) trong ngày đầu năm mới. Trong mâm cỗ Osechi, thức ăn được đựng vào một tráp sơn rất đẹp có nhiều ngăn, mỗi món ăn đựng trong hộp sẽ có ý nghĩa cầu phúc, chúc mọi người gặp may mắn. Các món ăn và cách trình bày mâm cỗ tùy thuộc từng gia đình. Theo Ryosuke, phần trứng trong Osechi thể hiện mong muốn sinh được nhiều con cái, còn phần tôm xếp dài thể hiện mong ước sống thọ.

Đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam, Ryosuke Yamamoto thấy rất thú vị khi kỳ nghỉ Tết của sinh viên kéo dài tới 3 tuần. Bên cạnh đó, trong ngày Tết, mọi người đều hướng về gia đình. Những ngày cận Tết, Ryosuke đã về thăm nhà một người bạn tại Nam Định và được thử gói bánh chưng Việt Nam. Ryosuke cho rằng, quá trình để làm ra chiếc bánh chưng truyền thống, từ các công đoạn chuẩn bị gói bánh tới luộc bánh đều rất thú vị.

Romy Chakkaith, 30 tuổi, sinh viên trao đổi tới từ Trường Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Northwestern (FHNW) Thụy Sỹ đến Việt Nam tháng 1.2024, theo diện trao đổi một học kỳ với Trường Đại học Ngoại thương. Trước đây, Romy không biết nhiều về Việt Nam, nhưng đã được bạn bè giới thiệu rằng Việt Nam là đất nước rất an toàn, người dân thân thiện và rất tốt.

“Lúc mới đến, tôi cảm thấy choáng ngợp, lo lắng vì chưa quen với văn hóa. Nhưng đúng như lời bạn bè tôi nói, người dân Việt Nam thực sự rất tốt bụng và họ đã giúp đỡ tôi rất nhiều”, Romy Chakkaith nói.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Romy Chakkaith, 30 tuổi, du học sinh người Thụy Sỹ rất thích thú khi được trải nghiệm các hoạt động đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Liên)

Nữ sinh tâm sự, ngày đầu tới Việt Nam, cô trở về khu phòng trọ đã thuê trước đó nhưng không tìm được cây ATM nào dể rút tiền chi tiêu cho các khoản sinh hoạt. Lúc đó, một tài xế taxi chưa quen biết đã cho cô vay tiền và nói rằng có thể trả lại vào hôm sau. “Tôi cảm thấy rất biết ơn vì anh ấy đã giúp tôi “sống sót” qua ngày hôm đó”, Romy nhớ lại.

Theo Romy, ở Thụy Sĩ không có Tết âm lịch. Tết dương lịch là dịp Romy cùng bạn bè dành thời gian đi bar, đi tiệc hoặc tham quan những thành phố khác. Điều này rất khác so với Việt Nam - nơi đề cao việc dành thời gian cho gia đình trong ngày đầu năm mới.

“Tôi thấy đón Tết ở Việt Nam rất vui, có nhiều hoạt động thú vị mà mình chưa bao giờ thử. Tôi rất hào hứng để trải nghiệm các hoạt động. Đây cũng là lần đầu tiên tôi mặc áo dài và thấy rất thích. Áo dài rất dễ mặc, đi lại thoải mái và khiến tôi trông xinh đẹp hơn”, Romy Chakkaith chia sẻ.

Nữ sinh cũng cho biết sau khi kết thúc chương trình trao đổi tại Việt Nam, cô nhất định sẽ quay trở lại thăm đất nước xinh đẹp này để trải nghiệm thêm các giá trị văn hóa.

Tim Böhler, 21 tuổi, tới từ Trường Đại học Erlangen Nürnberg - Friedrich Alexander Universität (FAU), Đức cũng là du học sinh đang theo học tại Trường Đại học Ngoại thương theo chương trình trao đổi.

Nam sinh chọn tới Việt Nam vì thấy Việt Nam có lịch sử rất thú vị, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp. Bên cạnh đó, Tim cũng muốn thử trải nghiệm một nền văn hóa mới tại châu Á.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Du học sinh Tim Böhler, người Đức (Ảnh: Nguyễn Liên)

Lần đầu tiên đón Tết âm lịch tại Việt Nam, Tim Böhler thấy rất ấn tượng khi khắp nơi đều trang trí màu đỏ. Bên cạnh đó, khác với ở Đức chỉ đón năm mới (dương lịch) trong 1 ngày và chỉ quây quần cùng người thân, bạn bè thì ở Việt Nam, Tết Nguyên đán kéo dài nhiều ngày và có rất nhiều hoạt động cộng đồng trên khắp đất nước.

“Ở Đức, trong ngày đầu năm mới, chúng tôi thường ăn Raclette - là một món ăn chia ra nhiều đĩa, trong mỗi đĩa sẽ có nhiều topping (nguyên liệu được thêm vào món ăn gốc) khác nhau, sau đó đổ phô mai lên. 80% gia đình Đức sẽ ăn món này.

Bên cạnh đó, chúng tôi thường xem bộ phim “Dinner for one” (tạm dịch: Bữa tối cho một người) - bộ phim trắng đen được phát sóng lần đầu năm 1963 và chỉ kéo dài 17 phút. Phim này sẽ phát sóng trên truyền hình ở Đức vào mỗi đêm giao thừa và chiếu nhiều lần trong ngày 1.1 đầu năm, được hàng triệu người đón xem. Tôi cũng thường cùng bạn bè đi Countdown chào năm mới, xem pháo hoa vào đêm giao thừa”, Tim Böhler kể.

Du học sinh quốc tế thích thú trải nghiệm ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam -0
Sinh viên quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương cùng tham gia gói bánh chưng đón Tết Nguyên đán (Ảnh: Nguyễn Liên)

Hiện nay, Trường Đại học Ngoại thương đang có hàng trăm sinh viên quốc tế đến theo học ở nhiều diện khác nhau.

Có những sinh viên sang du học theo diện hiệp định, tức sẽ học tập và lấy bằng tại Trường Đại học Ngoại thương; có sinh viên đến theo diện trao đổi, sẽ học một học kỳ hoặc một năm, sau đó chuyển tín chỉ về lại trường nước ngoài; một số bạn lại đến học theo diện trao đổi ngắn hạn trong vòng 2-3 tuần đến một tháng.

Sinh viên quốc tế tới từ rất nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Mỹ, Đức, Uruguay, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.