Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận hội trường về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi) chiều 5.11, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đánh giá cao tinh thần cầu thị, tiếp thu của Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra; đồng thời cơ bản thống nhất với báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật.

492db1b227389f66c629.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu tại hội trường chiều 5.11

Để góp phần hoàn chỉnh dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, góp ý 3 nội dung về thực hiện dự án đầu tư, công trình tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia quy định tại Điều 35.

Thứ nhất, Khoản 1 quy định về các dự án, công trình được thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; trong đó có: Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật về đất đai có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (điểm b).

Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, quy định này được hiểu là tất cả dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của Luật Đất đai có thời gian ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép mới được triển khai.

“Quy định như vậy chưa phù hợp với thực tế. Bởi, có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”.

Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các địa phương có quy hoạch khu vực dữ trữ khoáng sản quốc gia lớn như Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắc Nông...

Hơn nữa, “quy định như trên thì công việc của Thủ tướng khi Luật này có hiệu lực sẽ phát sinh rất nhiều và cũng không phù hợp với xu hướng phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước ta hiện nay”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông nói.

Bên cạnh đó, ngay tại điểm b đã quy định “dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật về đất đai”. Trong khi đó, Luật Đất đai quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Từ những phân tích này, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, cho rằng không cần thiết quy định phải được Thủ tướng cho phép mới được triển khai như dự thảo; đồng thời, đề nghị sửa đổi, bổ sung lại điểm b Khoản 1 Điều 35 như sau: “Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật về đất đai thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại”.

Thứhai, Khoản 2 quy định: “Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Thời điểm đánh giá được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng”.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, quy định như trên thì tất cả dự án, công trình chấp thuận đầu tư dự án trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đều phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

“Quy định như vậy chưa phù hợp, vì thực tế có những dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, những công trình lợi ích công cộng nhỏ lẻ, quy mô rất nhỏ như đã nêu ở trên thì việc đánh giá là không cần thiết".

Theo đại biểu, chỉ nên quy định đối với những công trình, dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như điểm a Khoản 1 và khai thác khoáng sản không thuộc đối tượng dự trữ như quy định tại điểm c Khoản 1 mới phải đánh giá mức độ ảnh hưởng. Bởi vì những công trình, dự án và hoạt động này có khả năng tác động, ảnh hưởng đến lớn đến khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bên cạnh đó, nếu đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng và chất lượng cũng như các giải pháp bảo vệ khoáng sản, thì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng về nguồn lực, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật, kinh phí thực hiện; đồng thời, các công trình trên sẽ tăng tổng mức đầu tư rất cao, trong khi đó công trình thì rất nhỏ.

Do đó, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 thành: 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều này,trừ các dự án, công trình quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này…

Thứ ba, Khoản 4 quy định: “Nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về địa chất, khoáng sản xem xét trong hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư”.

Như vậy tất cả dự án quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đều phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh nơi có khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

"Quy định này sẽ mất thời gian thực hiện thủ tục, phát sinh chi phí và có thể làm chậm tiến độ trong quá trình thực hiện các dự án thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh”.

Do đó, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông đề nghị, khi Chính phủ quy định chi tiết Điều 35 theo thẩm quyền được giao, cần quy định rõ Khoản 4 theo hướng: Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án đầu tư cho ý kiến đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh. Như vậy sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, các góp ý nêu trên nếu được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu thì chắc chắn rằng địa phương sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các công trình dự án, phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân, cộng đồng và góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.