Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An): Nếu tiếp tục chậm trễ, sẽ cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương

Cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý cho gia hạn thời gian hoàn thành dự án nâng cấp Quốc lộ 7  (Nghệ An) đến tháng 7.2025. Nếu tiếp tục chậm trễ, dự án có nguy cơ bị dừng, cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương quản lý.

Ngày 12.1, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án 4 cho biết, Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT đã đồng ý cho gia hạn (lần 3) tiến độ thời gian hoàn thành "Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 7 đoạn Km0 - Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An).

d71.jpg
Dự án nâng cấp QL7 có chiều dài 27,5km với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng

Cụ thể, dự án có 3 gói thầu xây dựng được gia hạn lần lượt hoàn thành trong thời gian từ 30.4.2025 đến 18.7.2025.

Tính đến đến hết tháng 11.2024, mặt bằng trên tuyến còn vướng 1,48 km (tính cả trái và phải tuyến) chưa được bàn giao, chiếm 2,68% bao gồm 49 đoạn, ảnh hưởng 106 thửa đất. Trong đó huyện Diễn Châu có 32 đoạn với tổng chiều dài 0,66km, ảnh hưởng đến 57 thửa đất; huyện Yên Thành 17 đoạn, với tổng chiều dài 0,8km, ảnh hưởng đến 47 thửa đất.

d74.jpg

Nguyên nhân chính khiến các gói thầu dự án chưa hoàn thành là do vướng mặt bằng trên tuyến khiến dự án chậm tiến độ. Các hộ dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án không chấp thuận phương án, giá trị đền bù, hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng.... Bên cạnh đó, một số hộ chưa hoàn thiện hồ sơ, một số hộ tranh chấp, khởi kiện.

Theo báo cáo của Ban QLDA 4 cho thấy, tính đến tháng 1.2025, giá trị thi công công trình đạt 559,5 tỷ đồng/714,7 tỷ đồng, đạt 78,2%. Lũy kế đến nay, vốn đã giải ngân cho dự án đạt gần 89%.

d72.jpg

Theo lãnh đạo Ban QLDA 4, do các mốc thời gian bàn giao mặt bằng đã bị chậm trễ nhiều lần so với cam kết thực hiện, dẫn đến Dự án QL7 không hoàn thành theo đúng tiến độ; ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên tuyến đang khai thác và mục tiêu, hiệu quả đầu tư. Nếu tiếp tục chậm trễ, dự án có nguy cơ bị dừng, cắt vốn để bàn giao nguyên trạng cho địa phương quản lý.

Trao đổi với PV, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) - Nguyễn Văn Dương cho rằng, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động, tuyên truyền, tổ chức đối thoại. Tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn không đồng tình phương án giải phóng mặt bằng để đơn vị thi công triển khai dự án. Trong thời gian tới nếu người dân không bàn giao mặt bằng theo quy định thì chính quyền sẽ thực hiện phương án bảo vệ thi công để đảm bảo cho việc thông tuyến. Trong trường hợp xấu, Trung Ương cắt vốn thì dự án này sẽ dừng giao về cho tỉnh Nghệ An quản lý. Nếu tỉnh cũng không có vốn nâng cấp sửa chữa, duy tu thì không biết khi nào quốc lộ 7 được thông tuyến đồng nghĩa với việc người dân sẽ mất quyền lợi.

d7.jpg
Thời gian qua, lãnh đạo chính quyền huyện Yên Thành đã tích cực vận động, tuyên truyền, tổ chức đối thoại với người dân có mặt bằng quốc lộ 7 chạy qua

Được biết, dự án nâng cấp quốc lộ 7 được Bộ GTVT phê duyệt ngày 18.3.2022 và chính thức khởi công tháng 9.2022. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng với tổng chiều dài 27,5 km đi qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành và Đô Lương của tỉnh Nghệ An. Dự án được chia làm 3 gói thầu xây dựng 01, 02 và 03. Dự kiến các gói thầu sẽ hoàn thành trong tháng 12.2023. Tuy nhiên khi đến hạn, dự án không thể về đích như kế hoạch đề ra. Bộ GTVT sau đó đã gia hạn thời gian hoàn thành các gói thầu chậm nhất đến hết tháng 11.2024.

Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương công viên sáng tạo tại Thủ Thiêm

Trong không khí chào mừng thành phố Thủ Đức bước vào năm thứ 5 và hưởng ứng các hoạt động hướng tới kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp nối kết quả đạt được sau một năm đưa vào hoạt động Công viên bờ sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã nghiên cứu đề xuất và được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tiếp tục chỉnh trang bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với tên gọi “Công viên Sáng tạo”.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương
Xã hội

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW) đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Sau khi tổ chức lại bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương.