Lâm Đồng:

Dự án khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm khó khăn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hàng nghìn m2 đất rừng tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (khu vực hồ Tuyền Lâm) của Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm chưa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Nhiều đơn vị chưa có ý kiến về chuyển đổi mục đích đất rừng

Lâm Đồng: Hàng nghìn m2 đất rừng tại dự án của Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất -0

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng đã có Văn bản số 489/SNN-KL gửi UBND tỉnh với nội dung xin gia hạn thời gian tham mưu, đề xuất liên quan việc Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm (Công ty Sacom Tuyền Lâm) xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại các phân khu số 7, số 8 (Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm).

Trước đó, ngày 8.3.2024, Sở NN-PTNT đã có Văn bản số 399/SNN-KL gửi các đơn vị trong tỉnh đề nghị có ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xin chuyển mục đích SDĐ đất rừng tại dự án trên của Công ty Sacom Tuyền Lâm.

Sở NN-PTNT đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chủ trương, quyết định đầu tư dự án; nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế; làm rõ việc xác định dự án trong Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29.12.2023; Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định; tài liệu đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công…

Lâm Đồng: Hàng nghìn m2 đất rừng tại dự án của Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất -0
Công trình khách sạn 4 sao đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sở NN-PTNT đề nghị Sở Tài chính có ý kiến về năng lực tài chính thực hiện dự án; Sở Giao thông vận tải có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch đất giao thông, xây dựng của dự án; UBND TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của dự án; Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Các sở, ngành liên quan có ý kiến về sự tuân thủ các quy định của pháp luật và các nội dung khác có liên quan theo lĩnh vực quản lý của từng ngành.

Tuy nhiên, tại văn bản ngày 15.3, Sở NN-PTNT cho biết chưa nhận được ý kiến thẩm định của các sở, ngành, địa phương…, nên chưa có cơ sở để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh về việc xin phê duyệt thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích SDĐ đất rừng sang mục đích khác để triển khai dự án.

Hơn 11ha đất rừng phòng hộ chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Lâm Đồng: Hàng nghìn m2 đất rừng tại dự án của Công ty Cổ phần Sacom Tuyền Lâm chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất -0

Theo tài liệu, ngày 20.2.2024, Công ty Sacom Tuyền Lâm có Văn bản số 06/2024/VC/STL gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xin xét duyệt thông qua chủ trương xin chuyển mục đích SDĐ rừng sang mục đích khác để triển khai đầu tư dự án trên.

Theo văn bản này, tháng 5.2023, Công ty Sacom Tuyền Lâm đã trình Sở NN-PTNT hồ sơ kết quả điều tra khu vực rừng thẩm định đề nghị phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích SDĐ rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Trước đó, ngày 21.6.2023, Sở NN-PTNT có Văn bản số 1463/TĐ-SNN về thẩm định hiện trạng rừng năm 2023 liên quan đến đề nghị chuyển mục đích SDĐ rừng sang mục đích khác tại dự án trên.

Theo đó, vị trí đất cần chuyển đổi mục đích SDĐ của dự án nằm tại tiểu khu 266B (Phường 3), tiểu khu 162B (Phường 4, TP Đà Lạt); tiểu khu 268, xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) thuộc vị trí, diện tích đất Công ty Sacom Tuyền Lâm được thuê theo các quyết định năm 2010, năm 2016, và 2021 của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 3 tiểu khu, 7 khoảnh, 7 lô và 239 vị trí.

Văn bản của Sở NN-PTNT cho biết, đối tượng rừng theo Quyết định số 882/QĐ-TTg thì khu vực điều tra rừng năm 2023 là đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan TP Đà Lạt. Toàn bộ diện tích chưa được chuyển mục đích SDĐ. Tổng diện tích gần 11ha.

Kết quả thẩm định đánh giá về hiện trạng đất, rừng trong khu vực gồm: rừng trồng gỗ núi đất là rừng trồng thuần loài thông 3 lá, trồng các năm 1986, 1995, 1998, 1999, 2000, mật độ trồng 1.666 cây/ha, được trồng bằng nguồn vốn ngân sách, rừng trồng phân tán năm 2015 trên diện tích đất chưa có rừng bằng nguồn vốn của Công ty Sacom Tuyền Lâm: tổng diện tích hơn 5,3ha, chiếm tỷ lệ hơn 47% tổng diện tích khu vực điều tra; đất trống có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2) là đất trống trảng cỏ, cây bụi, có một số cây gỗ…, diện tích khoảng 0,7ha (chiếm 0,57%); đất trồng trảng cỏ, cây bụi núi đất (DT1): diện tích hơn 5,7ha, chiếm tỷ lệ hơn 51% tổng diện tích khu vực điều tra.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.