Dự án khu đô thị Đông Bình Dương gần 20 năm triển khai mãi chưa "thành hình"

Dự án Khu đô thị Đông Bình Dương có quy mô 126 ha với 6.433 nền đất tọa lạc TP Dĩ An, sau gần 20 năm triển khai vẫn chưa thể hình thành nên diện mạo một khu dân cư, đô thị sầm uất như cử tri, chính quyền kỳ vọng.

20 năm vẫn chưa đưa đất vào sử dụng 

Bình Dương: Dự án có diện tích 126ha triển khai gần 20 năm vẫn chưa nên hình hài
Dự án Khu đô thị Đông Bình Dương có diện tích 126ha được triển khai gần 20 năm vẫn chưa thể đưa đất vào sử dụng

Cử tri tỉnh Bình Dương nhiều lần kiến nghị về việc yêu cầu cơ quan chức năng xem xét, sớm triển khai cấp đất tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Khu đô thị Đông Bình Dương tại phường Tân Bình, TP Dĩ An.

Dự án Khu đô thị Đông Bình Dương có quy mô 126ha do Công ty CP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP. Hồ Chí Minh (Fideco) làm chủ đầu tư. Sau đó, Fideco liên doanh với Công ty Onshine Investments. Ltd, cho ra đời Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương để thực hiện dự án này.

Đơn vị phân phối các sản phẩm đất nền tại dự án trên là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng HHA (Công ty HHA, trụ sở phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Mặc dù được chấp thuận chủ trương, giao đất và phê duyệt quy hoạch từ năm 2003, nhưng Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương vẫn không thể đầu tư xây dựng, khiến dự án bị "treo" hơn 15 năm. 

Đến năm 2019, dự án mới được tái triển khai, nhưng tiếp tục "dính" nhiều bê bối trong việc xây dựng và huy động vốn trái phép.

UBND tỉnh Bình Dương và Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nhiều lần ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền hàng trăm triệu đồng đối với chủ đầu tư và đơn vị phân phối dự án.

Bình Dương: Dự án có diện tích 126ha triển khai gần 20 năm vẫn chưa nên hình hài
Dự án được kỳ vọng là một khu dân cư, đô thị sầm uất nhưng đến nay vẫn "loay hoay" trong những thủ tục pháp lý

Sau nhiều năm chấp thuận chủ trương mà dự án vẫn chưa "thành hình", ngày 25.10.2019, UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 3122/QĐ-UBND cho phép Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng đối với khu đất tại dự án Đông Bình Dương. Thời gian gia hạn là 24 tháng kể từ ngày 25.10.2019.

Tại quyết định này, UBND tỉnh Bình Dương giao Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) kiểm tra tiến độ đưa đất vào sử dụng của chủ đầu tư dự án Khu đô thị Đông Bình Dương sau khi hết thời gian gia hạn.

Nếu hết thời hạn gia hạn (tức là sau ngày 25.10.2021 - PV), Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương vẫn chưa đưa đất tại dự án Khu đô thị Đông Bình Dương vào sử dụng thì Sở TNMT phải tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất theo quy định.

Đến nay, đã hơn 3 năm trôi qua, Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương vẫn chưa thể đưa đất vào sử dụng tại dự án Khu đô thị Đông Bình Dương như theo Quyết định số 3122/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương.

Theo Sở TNMT tỉnh Bình Dương, đến nay chủ đầu tư dự án vẫn đang làm các thủ tục để xin giao đất các đợt còn lại. Đồng thời, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thu hồi đất tái định cư giao về UBND TP. Dĩ An để cấp tái định cư cho các hộ dân.

“Ưu ái” cho chủ đầu tư?

Bình Dương: Dự án có diện tích 126ha triển khai gần 20 năm vẫn chưa nên hình hài
Mặc dù chưa được cấp phép xây dựng hạ tầng, nhưng từ năm 2019 đến 2022, chủ đầu tư đã tổ chức thi công xây dựng hạ tầng trái phép đạt khoảng 70%

Trong quá trình tái khởi động dự án từ năm 2019 đến 2022, Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương nhiều lần để xảy ra sai phạm trong việc xây dựng hạ tầng, để đơn vị phân phối dự án đứng ra ký hợp đồng mua bán đất nền, thu tiền của khách hàng khi chưa được cơ quan chức năng cho phép.

Tuy nhiên, hàng loạt sai phạm có hệ thống của chủ đầu tư dự án này vẫn chưa được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương xử lý triệt để. 

Cụ thể, ngày 16.1.2020 Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định số 25/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, số tiền xử phạt là 40 triệu đồng.

Quyết định xử phạt nêu rõ, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Hết thời hạn, doanh nghiệp này không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được điều chỉnh, thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần sau công trình xây dựng vi phạm theo quy định.

Mặc dù bị xử phạt và buộc phải ngưng thi công, làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Thế nhưng, Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương đã không chấp hành và còn tiếp tục vi phạm, thách thức pháp luật.

Bình Dương: Dự án có diện tích 126ha triển khai gần 20 năm vẫn chưa nên hình hài
Gần 20 năm triển khai, đến nay dự án khá nhếch nhác, chưa thể hình thành nên diện mạo một khu dân cư, đô thị sầm uất như người dân và chính quyền tỉnh Bình Dương kỳ vọng

Đến ngày 29.9.2020, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương tiếp tục phát hiện chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Đông Bình Dương cố tình vi phạm, với tình tiết tăng nặng, nên tiếp tục ra Quyết định định số 147/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 50 triệu đồng.

Cũng tại quyết định xử phạt lần 2 này, Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Trong 8 tháng năm 2020, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã ban hành liên tiếp 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án Đông Bình Dương. Tuy nhiên, không hiểu vì sao đến nay đã 3 năm trôi qua, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương vẫn không áp dụng biện pháp cưỡng chế?

Lý do được Sở Xây dựng đưa ra là đã có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng về việc có nên thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với những sai phạm của chủ đầu tư dự án Đông Bình Dương hay không nhưng chưa được hồi đáp.

* Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan trong vụ việc nói trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.