Đồng Tháp:

Dự án của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre vẫn là đất trống sau 12 năm được giao đất: Xin gia hạn làm dự án mới tránh bị thu hồi đất?

Được giao đất thực hiện Dự án nhà máy xay xát gạo tại tỉnh Đồng Tháp, nhưng 12 năm qua, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre không đưa đất vào sử dụng, dự án chỉ là bãi đất trống bỏ hoang, vi phạm Luật Đất đai, thuộc trường hợp thu hồi đất. Nhưng hiện nay, đơn vị này vẫn đang xin gia hạn sử dụng đất để thực hiện dự án mới.

Theo ghi nhận của PV Báo Đại biểu Nhân dân, khu đất được quy hoạch dự án Nhà máy xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu Bến Tre tại cụm công nghiệp Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) hiện nay chỉ là khu đất trống, cỏ dại mọc um tùm, chưa có dấu hiệu thi công nhà máy. Dự án do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex – Công ty Bến Tre) làm chủ đầu tư. Dự án đã được giao đất từ năm 2012.

Dự án nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre vẫn là đất trống sau 12 năm được giao đất:
Khu đất tại cụm công nghiệp Mỹ Hiệp từng được bàn giao thực địa cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đến nay là đất trống, cỏ mọc um tùm. Ảnh: Quang Phương.

Cuối năm, 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Tháp đã báo cáo Bộ TN-MT và UBND tỉnh Đồng Tháp về trường hợp vi phạm pháp luật đất đai của Công ty Bến Tre tại dự án trên.

Trước đó, tháng 9.2023, Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Đồng Tháp có kết luận thanh tra (KLTT, số 122/KL-TTr.TNMT) liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai đối với Công ty Bến Tre tại khu đất 95.247m2 tọa lạc ở cụm công nghiệp Mỹ Hiệp.

Theo KLTT, tháng 1.2012, UBND tỉnh Đồng Tháp giao khu đất trên cho Công ty Bến Tre để đầu tư xây dựng nhà máy xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu Bến Tre (Công ty Bến Tre trúng đấu giá với số tiền hơn 25 tỷ đồng). Công ty Bến Tre đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính. Ngày 31.1.2012, Công ty Bến Tre được bàn giao đất thực địa để triển khai xây dựng nhà máy.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre làm dự án nhà máy xay xát tại Đồng Tháp… kiểu “ve sầu thoát xác”? -0
Mặt tiền khu đất này có nơi trở thành điểm tập kết, thu gom rác thải. Ảnh: Quang Phương.

Thế nhưng, kể từ ngày nhận bàn giao đất thực địa đến thời điểm thanh tra (31.8.2023) Công ty Bến Tre chậm đưa đất vào sử dụng 139 tháng. Cụ thể, theo biên bản bàn giao mặt bằng của các ngành huyện Cao Lãnh từ tháng 1.2012 đến tháng 9.2019 là 92 tháng và từ tháng 10.2019 đến tháng 8.2023 là 47 tháng.

KLTT của Sở TN-MT tỉnh Đồng Tháp kết luận: “Công ty Bến Tre được UBND tỉnh Đồng Tháp giao đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa là vi phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Việc không đưa đất vào sử dụng của Công ty Bến Tre không thuộc trường hợp bất khả kháng và phải được xử lý thu hồi đất”.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre làm dự án nhà máy xay xát tại Đồng Tháp… kiểu “ve sầu thoát xác”? -0
Khu đất được giao cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre làm dự án nhà máy hiện nay chỉ là bãi cỏ, chưa có dấu hiệu thi công nhà máy. Ảnh: Quang Phương.

Sau khi Sở TN-MT tỉnh Đồng Tháp ban hành KLTT, Công ty Bến Tre có văn bản số 05/2023/CV-BTM ngày 3.10.2023 gửi UBND tỉnh Đồng Tháp về việc gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng tại khu đất trên.

Theo văn bản của Công ty Bến Tre, công ty này đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động dự án nhà máy xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu (dự án cũ), đang thực hiện thủ tục thuê thêm 3.853,8m2. Sau khi hoàn thành, Công ty Bến Tre sẽ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật (dự án nhà máy chế biến Dừa Betrimex Đồng Tháp, với diện tích đất 94.238,1m2).

Dự án nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre vẫn là đất trống sau 12 năm được giao đất:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đã hoàn tất thủ tục chấm dứt dự án nhà máy xay xác gạo và đang tiến hành xin hình thành dự án nhà xáy chế biến dừa tại khu đất trên. Ảnh: Quang Phương.

Dự án nhà máy cũ của Công ty Bến Tre vi phạm Luật Đất đai, thuộc trường hợp thu hồi đất nhưng hiện nay, đơn vị này vẫn đang xin gia hạn sử dụng đất và xin lập dự án mới (tại vị trí đất cũ). Dư luận cho rằng, với việc hơn 12 năm không đưa đất vào sử dụng, không triển khai dự án, thì dự án mới lần này có khả thi, có nên gia hạn sử dụng đất?

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực thi phát luật, cũng như tính hiệu quả của dự án nhằm tránh thất thoát tài sản Nhà nước, tài nguyên Quốc gia đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).