Đồng Nai sắp xếp bộ máy tinh gọn, quyết loại bỏ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Tỉnh Đồng Nai sẽ sắp xếp bộ máy tinh gọn theo Nghị quyết 18, những cán bộ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm sẽ nằm trong diện bị loại bỏ đầu tiên.

Tinh gọn bộ máy với tinh thần quyết liệt, thái độ nghiêm túc

34.jpg
Tỉnh Đồng Nai sẽ sắp xếp bộ máy tinh gọn theo Nghị quyết 18. Ảnh: Văn Dũng

Tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Đồng Nai Khoá X, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, năm 2025 là năm đòi hỏi trách nhiệm các ngành, các cấp, các địa phương nỗ lực nhiều hơn nữa. Phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành tỉnh giàu mạnh, thịnh vượng và Nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Bước sang năm 2025, Đồng Nai sẽ tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ rà soát xây dựng dự thảo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 15.12.2024.

25.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức. Ảnh: Văn Dũng

Trên cơ sở sắp xếp bộ máy tinh gọn thì song song phải tinh giản biên chế thì mới có hiệu quả. Theo người đứng đầu UBND tỉnh Đồng Nai, cần phải thực hiện trên tinh thần lựa chọn, giữ lại người có tài năng, quyết liệt loại bỏ công chức sợ sai, sợ trách nhiệm.

“Chúng ta phải chấp nhận lần sắp xếp, tinh gọn này sẽ có người lên, người xuống; có ra, có vào; có người ở lại, có người ra đi và sẽ có va chạm nên cần có tinh thần thái độ nghiêm túc chuẩn bị sẵn sàng”, Chủ tịch Võ Tấn Đức nhấn mạnh.

Đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 10%

dong-nai.jpg
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu năm 2025, Đồng Nai đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 10% so với năm 2024. Ảnh: ITN

Năm 2025 cũng là năm cuối của nhiệm kỳ 2020 - 2025, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm, được đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trong năm 2025, UBND tỉnh Đồng Nai đề ra 33 chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu năm 2025, Đồng Nai đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 10% so với năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 8,0% trở lên. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2025 khoảng 134.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách đạt dự toán được giao.

Trên lĩnh vực môi trường, Đồng Nai đặt chỉ tiêu phân loại xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn ở các hộ gia đình đạt 50%; ở cơ quan đơn vị đạt 100%. Thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, 100% chất thải nguy hại, 100% chất thải công nghiệp không nguy hại, 100% chất thải rắn sinh hoạt.

100% các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường; 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, hoạt động hiệu quả, đạt yêu cầu theo quy định. 100% cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn. Duy trì tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 52%; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 28,3%.

Phấn đấu trong năm 2025, toàn tỉnh có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 huyện hoàn thành nông thôn mới nâng cao; 1 huyện hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu.

Giảm 15% hộ nghèo A trên tổng số hộ nghèo A. Giữ tỷ lệ lao động không có việc làm khu vực thành thị dưới 2%.

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt trên 95%; tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi giảm còn 6%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi giảm còn 16%. Đạt 10 bác sĩ/vạn dân; 30 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.

Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 56%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 51%.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng 98 căn nhà ở xã hội. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt chuẩn ở đô thị đạt trên 90%; ở nông thôn đạt trên 85%. Phấn đấu tỷ lệ cai nghiện ma túy tập trung đạt/tổng số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý là 30%.

Về văn hóa, giáo dục và đào tạo, tỉnh đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ ấp, khu phố văn hóa đạt trên 90%; tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt trên 95%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trên 98%; tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên 75%; 100% thiết chế văn hóa cấp huyện và cấp xã, 90% nhà văn hóa ấp (khu phố) hoạt động hiệu quả.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 70%. Tỷ lệ tuyển sinh đào tạo từ trung cấp nghề trở lên trên tổng số người được tuyển sinh trong năm đạt 28; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 24%.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.