Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ngành, huyện, thành phố

Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (DDCI) năm 2024 được xây dựng và triển khai nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ngành, huyện, thành phố. Tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. Đồng thời, bảo đảm các nguyên tắc: tính thực tế; gắn trách nhiệm cụ thể; khả thi; bảo mật; chính xác, khoa học và minh bạch.

anhddci-01a-20241110120358.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cùng lãnh đạo VCCI chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tặng hoa, chúc mừng các sở, ban, ngành của tỉnh đạt điểm số năng lực cạnh tranh (DDCI) cao nhất trong khối sở, ban, ngành năm 2023. Ảnh: Hải Quân

Đối tượng được đánh giá gồm 20 sở, ban, ngành và 11 UBND các huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó, bộ chỉ số thành phần DDCI khối địa phương có 9 chỉ số, gồm: tiếp cận minh bạch thông tin, chuyển đổi số; chi phí không chính thức; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý, an ninh trật tự; tính năng động, sáng tạo, hiệu quả hoạt động của đơn vị; chỉ số xanh; khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất.

Đối với khối sở, ban, ngành, Bộ chỉ số thành phần DDCI có 8 chỉ số, gồm: tiếp cận minh bạch thông tin, chuyển đổi số; chi phí không chính thức; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; tính năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động của đơn vị; chỉ số xanh.

Bộ chỉ số DDCI bám sát nội dung đánh giá của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Đồng Nai. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số, tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số thành phần của PCI trên cơ sở áp dụng linh hoạt, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của sở, ngành, huyện, thành phố; có sự tham vấn của chuyên gia PCI, cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện…

Cùng với đó, khảo sát DDCI sẽ tiến hành với các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp FDI), hợp tác xã có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và triển khai đầu tư dự án trên phạm vi toàn tỉnh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã khảo sát được chọn xác suất theo phương pháp ngẫu nhiên, phân nhóm theo tỷ lệ nhất định…

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân

Nguồn thông tin quý để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng nhấn mạnh, 2024 là năm thứ hai tỉnh triển khai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với VCCI chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Qua đây, UBND tỉnh mong muốn cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn dành thời gian trả lời trung thực, khách quan, có trách nhiệm những câu hỏi trong phiếu khảo sát đánh giá các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với VCCI chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện. Các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, kết quả khảo sát là nguồn thông tin quý giúp Đồng Nai và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau giám sát để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.

Địa phương

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu
Địa phương

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quả nhất định: 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019; 3/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn thị xã ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024
Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị xúc tiến đầu tư trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Nhờ đó, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm. Đặc biệt thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Nai được bày bán vào các ngày cuối tuần. Ảnh: Bảo Phong
Địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp lợi thế, yêu cầu

Với thành quả ấn tượng đạt được trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cả về số lượng, chất lượng, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.