Động lực để phấn đấu và tạo gắn kết

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp lên phương án tính toán, cân đối lo thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động.

Cụ thể, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết 2025, báo cáo về Bộ trước ngày 15.12. Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn phối hợp, trao đổi với công đoàn cơ sở rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, thưởng để thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo nội dung đã thỏa thuận. Xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 theo quy định của Bộ luật Lao động và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì yêu cầu công đoàn cơ sở chủ động tham gia với người sử dụng lao động công khai phương án trả lương, thưởng Tết trước ngày nghỉ Tết ít nhất 30 ngày. Giám sát việc thực hiện trả lương, thưởng Tết, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, người lao động tăng ca, làm thêm giờ, làm việc trong dịp Tết.

Kịp thời phát hiện và có giải pháp bảo đảm quyền lợi của đoàn viên, người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc giải thể, phá sản. Tăng cường hoạt động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về phương án, kế hoạch sản xuất, trả lương, trả thưởng Tết.

Ngoài ra, các cấp công đoàn cần tăng cường hoạt động đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động về phương án, kế hoạch sản xuất, trả lương, trả thưởng Tết; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong dịp Tết. Có các biện pháp phát hiện, phòng ngừa tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể phát sinh trong dịp Tết và tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương, doanh nghiệp...

Thưởng Tết - khoản tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần mà doanh nghiệp tặng cho nhân viên vào dịp cuối năm là hình thức tri ân và khích lệ từ doanh nghiệp nhằm ghi nhận những nỗ lực, đóng góp trong một năm làm việc. Tuy nhiên, mức thưởng là niềm vui nhưng cũng xen lẫn không ít nỗi buồn bởi sự chênh lệch khá lớn.

Như năm 2023, theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mức thưởng Tết Dương lịch của khoảng 56,21% doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết bình quân là 1,85 triệu đồng/người, tăng 49% so với thưởng dịp Tết Dương lịch năm 2023, trong đó cao nhất là 376,3 triệu đồng/người. Đối với Tết Âm lịch, có khoảng 61,37% doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết với mức bình quân là 6,85 triệu đồng/người, tương đương mức thưởng năm 2023, trong đó, mức cao nhất là 5,68 tỷ đồng.

Năm nay, dù chưa có nhiều thông tin nhưng theo công bố của một số doanh nghiệp, mức thưởng sẽ tăng, hoặc ít nhất là bằng với năm ngoái. Đây thực sự là thông tin rất vui đối với người lao động và là sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp. Bởi theo quy định của Bộ luật Lao động, việc có thưởng Tết cho người lao động hay không là quyền của người sử dụng lao động. Căn cứ để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vậy nên, thưởng Tết dù ít hay nhiều cũng không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người lao động mà còn là động lực tạo sự gắn kết, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế. Mặt khác, việc thưởng Tết còn góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cho nên, dù pháp luật không quy định, nhưng từ lâu, đây đã phần không thể thiếu trong mối quan hệ lao động.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn chất lượng của vốn FDI

Ngay những ngày đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư cho các dự án với tổng số vốn 1,8 tỷ USD, vượt 1,5 lần kế hoạch của cả năm 2025. Trong đó có dự án mở rộng nhà máy sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử “tỷ đô” của Samsung Display. Dự án này được “ông lớn” Samsung cam kết đầu tư từ năm ngoái và đầu năm nay chính thức được trao chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để "tạo khúc quanh” đối với phát triển

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng các biện pháp, hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những nội dung được nêu rõ trong Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành mới đây để thực hiện Quy định 178-QĐ/TW (ngày 27.6.2024) của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?"
Chính sách và cuộc sống

Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên mới

“Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị “tổ” cho “đại bàng”, điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?... Chúng ta có chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?".

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đột phá khoa học, công nghệ cần chấp nhận mạo hiểm

Hơn một năm trước, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Tại đây, đại diện một tập đoàn lớn cho biết, theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ này để mua bí kíp công nghệ. Vậy nhưng doanh nghiệp “chịu”, không mua được vì không tìm nổi “báo giá”. “Đã là “bí kíp” thì lấy đâu ra báo giá, mà không có báo giá thì không thể tiến hành đấu thầu”, đại diện doanh nghiệp giải thích.

Người dân tuân thủ nghiêm tín hiệu đèn giao thông
Chính sách và cuộc sống

Nghị định 168 - vì sự an toàn của người dân là trên hết

Dù mới có hiệu lực thi hành 2 tuần nhưng Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 168) được đánh giá là một trong những nghị định đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất. Ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của người dân được nâng lên, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.