Bắc Giang

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Quy mô doanh thu của các doanh nghiệp KCN tăng nhanh

Đến nay, trong các KCN có 513 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 397 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 116 dự án vốn đầu tư trực tiếp trong nước (DDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,177 tỷ USD và 25.158 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt khoảng 7,988 tỷ USD và khoảng 12.384 tỷ đồng.

Được biết, trong tổng số 513 dự án được chấp thuận đã có 460 dự án đi vào hoạt động sản xuất, góp phần tạo việc làm cho khoảng 222 nghìn lao động (trong đó khoảng 60% lao động trong tỉnh), thu nhập bình quân của người lao động khoảng trên 8 triệu đồng/người/tháng.

Bắc Giang sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe ý kiến phản ánh và đề nghị của doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Nguồn: ITN
Bắc Giang sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe ý kiến phản ánh và đề nghị của doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Nguồn: ITN

Riêng 10 tháng năm 2024, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thu hút và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 37 dự án đầu tư mới (gồm 28 dự án FDI và 9 dự án DDI) với tổng vốn đăng ký đạt 349,55 triệu USD và 6.669,9 tỷ đồng. Đồng thời điều chỉnh tăng vốn cho 55 dự án đầu tư với tổng vốn tăng thêm đạt 736,2 triệu USD và 818,86 tỷ đồng. Tổng vốn thu hút đầu tư quy đổi đạt 1,391 tỷ USD. Ước cả năm 2024, tổng vốn thu hút đầu tư quy đổi đạt khoảng 1,5 tỷ USD, bằng 125% kế hoạch.

Quy mô doanh thu của các doanh nghiệp KCN tăng nhanh. Năm 2024, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp KCN ước đạt khoảng 539.400 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 26,4 tỷ USD. Tỷ trọng công nghiệp của các KCN chiếm khoảng 82,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp trong KCN đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Đời sống của Nhân dân vùng lân cận các KCN tỉnh ngày càng phát triển do chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ có thu nhập cao.

Sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp

Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư vào địa bàn, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư, ưu tiên các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và trình độ quản lý, các dự án công nghệ cao, không ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các dự án đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; kiên quyết xử lý dự án vi phạm quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và môi trường đầu tư của tỉnh.

Kịp thời giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các KCN. Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, tạo quỹ đất sạch để thu hút dự án đầu tư thứ cấp.

Cùng đó, tỉnh tập trung cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thực hiện mẫu hóa 100% thủ tục hành chính; giải quyết 100% thủ tục hành chính ở mức độ 3 và 4; giải quyết đúng và trước hạn 100% thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu; phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thường xuyên nắm bắt, phối hợp giải quyết các vụ việc, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự trong các KCN, kịp thời chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong và ngoài cổng các KCN. Tích cực tham mưu, thực hiện các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm trong các KCN, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho doanh nghiệp và người lao động.

Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang Đào Xuân Cường cho biết, tỉnh Bắc Giang luôn sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe ý kiến phản ánh và đề nghị của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư tại các KCN. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh.

Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang coi việc đồng hành với nhà đầu tư, doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước và thu hút các nhà đầu tư vào các KCN của tỉnh Bắc Giang.

Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.