Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định:

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN
Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, mở các lớp dạy nghề, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hội viên để có hướng hỗ trợ phù hợp. Với mục hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt đối với chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hoạt động hỗ trợ hộ nghèo

Theo Hội LHPN huyện Nghĩa Hưng, thời gian qua, hội đã đồng hành, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, các cấp hội đã chủ động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những cơ chế của tỉnh về phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên phụ nữ, rà soát số lượng hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ các cơ sở hội đẩy mạnh các phong trào thi đua có nội dung như: “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; “Giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ”.

avatar
Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN

Ngay từ đầu năm, các cấp hội phụ nữ huyện tập trung rà soát nắm chắc số lượng, nguyên nhân của hộ nghèo, đặc biệt là các đối tượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, phụ nữ đơn thân, tàn tật, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, từ đó để có các hoạt động hỗ trợ phù hợp. Cùng với đó, các cấp hội còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tặng quà, học bổng cho con hội viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi như: thăm, tặng quà hội viên nghèo; quyên góp ủng hộ hội viên đau ốm, bệnh hiểm nghèo; xây nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở…

Tính trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp hội đã giúp 169 hộ nghèo, 1.239 hộ cận nghèo. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các cấp hội hhụ nữ trong huyện tặng 4.079 suất quà Tết cho phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 1,7 tỷ đồng. Trong đó, hội phụ nữ các cấp tặng 607 suất quà, phối hợp với các cấp, ngành thăm, tặng 3.472 suất quà, xây 1 nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ nghèo xã Đồng Thịnh, trị giá 70 triệu đồng. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ 21 triệu đồng cho 1 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quyên góp, ủng hộ được trên 187 triệu đồng xây dựng Quỹ “Vì phụ nữ nghèo” và Quỹ “Học bổng Hoàng Ngân”.

Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp hội LHPN huyện nhận đỡ đầu 43 cháu, mức hỗ trợ 300 - 500 nghìn đồng/tháng/cháu.

Từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống

Hội phụ nữ các cấp huyện Nghĩa Hưng chủ động phối hợp với các cấp, ngành triển khai hoạt động hỗ trợ vay vốn, tập huấn phổ biến kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, vận động hội viên tham gia “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”, giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn... Theo đó, hội phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức 3 lớp dạy nghề chăn nuôi, đan cói, đan bèo bồng, thu hút 105 hội viên phụ nữ, phối hợp giới thiệu, truyền nghề cho 525 chị em.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và phát động cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh” năm 2024, hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai đề án đến 100% đơn vị hội cơ sở, chọn 4 dự án tiêu biểu gửi về Tỉnh Hội tham dự cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, trong đó có 1 dự án được chọn tham gia thi cấp vùng, cử 100 chị tham gia khóa học online “Phụ nữ tự tin làm kinh tế”.

Hàng năm hội tổ chức giới thiệu sản phẩm sạch, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên các trang mạng zalo, facebook. Hỗ trợ hội viên phụ nữ tiếp cận nguồn vốn, các cấp hội triển khai nhiều biện pháp huy động vốn dưới nhiều hình thức như: các nhóm tiết kiệm tại các chi hội, tổ phụ nữ, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), Quỹ từ Tổ chức Tài chính Vi mô TNHH một thành viên (TYM).

Đến nay, các cấp hội phụ nữ huyện Nghĩa Hưng đang quản lý trên 323 tỷ đồng, cho 8.075 hộ vay. Trong đó, vốn vay của Ngân hàng CSXH đạt trên 290 tỷ đồng cho 5.984 hộ vay. Nguồn vốn từ TYM đạt trên 33 tỷ đồng cho 2.291 thành viên vay. Ngoài ra, nhằm tăng cường nguồn vốn cho vay, các cấp hội còn vận động hội viên hình thành thói quen tiết kiệm hàng ngày, tự nguyện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng để giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình.

Hiện, toàn huyện huy động tiết kiệm được trên 32 tỷ đồng, thu hút 19.767 thành viên tham gia. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, các cấp hội phụ nữ huyện phối hợp với Ngân hàng CSXH, các tổ chức tín dụng tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn cho tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn vay của tổ và các hộ gia đình.

Thông qua hoạt động triển khai các nguồn vốn vay đã khích lệ nhiều hội viên phụ nữ tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, vượt khó vươn lên làm giàu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động. Với các việc làm cụ thể, thiết thực, hội LHPN huyện Nghĩa Hưng đã giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Qua đó, khẳng định uy tín của tổ chức hội, thu hút, tập hợp đông đảo hội viên tham gia.

Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.